anh | dt. Người trai sinh trước đối với những người trai hoặc gái sinh sau cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha Anh ruột, anh thứ.... // Con trai của người vai lớn trong vòng bà-con đối với người vai nhỏ, không luận tuổi: Anh chú bác, anh bạn dì... // Chồng người vai chị đối với những người vai em: Anh rể, anh vợ, anh bạn rể... // Trai trẻ hoặc người đàn-ông lớn tuổi đối với người nhỏ tuổi hơn nam hay nữ không trong vòng bà-con. // Trai trẻ hoặc đàn-ông đối với những người khác ngang tuổi hoặc lớn hơn trong trường-hợp được gọi tưng hoặc có ý khinh. Anh lớn hơn tôi hai tuổi xin anh hãy gọi tôi bằng em; anh có nghe tôi không? // Chồng đối với vợ hoặc chồng tự xưng: Anh có đi xin anh dắt mẹ con em theo với;-anh chưa đi. // Người trai hoặc đàn-ông tự-xưng thân-mật với người kém tuổi hơn hoặc ruột-thịt, hoặc bà-con, hoặc người dưng: Anh tính biếu em một cuốn sách. // Tiếng gọi những người làm nghề thấp kém: Anh xe, anh lao-công, anh ăn xin.... |
anh | tht. Sáng, đẹp, rực-rỡ, nổi bật. |
anh | dt. Trẻ con mới sanh. |
anh | dt. Chim oanh: Gần xa nô-nức yến anh (K). |
anh | - 1 dt. Loài chim giống chim yến: Điều đâu lấy yến làm anh (K). - 2 dt. 1. Người con trai do mẹ mình đẻ trước mình: Anh tôi hơn tôi mười tuổi 2. Người con trai con vợ cả của cha mình: Anh ấy kém tuổi tôi, nhưng là con bà cả 3. Người đàn ông đang tuổi thanh niên: Anh bộ đội. // đt. 1. ngôi thứ nhất khi người đàn ông tự xưng với em mình, vợ mình, người yêu của mình, hoặc một người ít tuổi hơn mình: Em nói với mẹ là anh đi thi; Em cho con đi với anh; Anh thế là không yêu ai ngoài em; Em bé ơi, chỉ cho anh nhà ông chủ tịch nhé 2. Ngôi thứ hai khi mình nói với anh ruột hay anh họ: Anh nhớ biên thư cho em nhé; khi vợ nói với chồng: Anh về sớm để đưa con đi học nhé; khi một cô gái nói với người yêu: Em mong thư của anh; khi bố, mẹ hoặc người có tuổi trong họ nói với con trai, con rể hoặc một người đàn ông còn trẻ: Anh đã lớn rồi phải làm gương cho các em; khi nói với một người đàn ông chưa đứng tuổi hay một người huynh trưởng trong đoàn thể thanh niên: Anh dạy cho em một bài quyền nhé; Anh công nhân ơi, anh sửa cho tôi cái máy này nhé 3. Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông còn trẻ: Tôi đến thăm một người bạn vì anh ốm; Anh Trỗi dũng cảm, mọi người kính phục anh. |
anh | dt. 1. Người con trai cùng thế hệ nhưng thuộc hàng trên trong gia đình, họ hàng: anh trai o anh con bác o anh họ. 2. Người đàn ông cùng hoặc được coi như hàng trên mình: Anh ấy là bạn học của anh chị tôi o anh kĩ sư o anh bộ đội. 3. Từ người đàn ông tự xưng khi nói với vợ, người yêu hoặc từ người vợ, người yêu dùng để gọi chồng, người yêu của mình. 4. Người đàn ông thuộc thế hệ sau (người thế hệ trước dùng để xưng gọi với ý tôn trọng, theo cách gọi của con (cháu) mình): Anh về thưa với bố mẹ là hôm nay bác bận không đến được. |
anh | Giải mũ: trâm anh. |
anh | Có tài xuất chúng: anh dũng o anh hùng o anh hùng ca o anh hùng chủ nghĩa o anh kiệt o anh linh o anh minh o anh tài o anh thư o anh tuấn o anh hùng o tinh anh. |
anh | Trẻ em mới sinh: anh hài o anh nhi. |
anh | dt Loài chim giống chim yến: Điều đâu lấy yến làm anh (K). |
anh | dt 1. Người con trai do mẹ mình đẻ trước mình: Anh tôi hơn tôi mười tuổi. 2. Người con trai con vợ cả của cha mình: Anh ấy kém tuổi tôi, nhưng là con bà cả. 3. Người đàn ông đang tuổi thanh niên: Anh bộ đội. đt 1. ngôi thứ nhất khi người đàn ông tự xưng với em mình, vợ mình, người yêu của mình, hoặc một người ít tuổi hơn mình: Em nói với mẹ là anh đi thi; Em cho con đi với anh; Anh thế là không yêu ai ngoài em; Em bé ơi, chỉ cho anh nhà ông chủ tịch nhé. 2. Ngôi thứ hai khi mình nói với anh ruột hay anh họ: Anh nhớ biên thư cho em nhé; khi vợ nói với chồng: Anh về sớm để đưa con đi học nhé; khi một cô gái nói với người yêu: Em mong thư của anh; khi bố, mẹ hoặc người có tuổi trong họ nói với con trai, con rể hoặc một người đàn ông còn trẻ: Anh đã lớn rồi phải làm gương cho các em; khi nói với một người đàn ông chưa đứng tuổi hay một người huynh trưởng trong đoàn thể thanh niên: Anh dạy cho em một bài quyền nhé; Anh công nhân ơi, anh sửa cho tôi cái máy này nhé. 3. Ngôi thứ ba chỉ một người đàn ông còn trẻ: Tôi đến thăm một người bạn vì anh ốm; Anh Trỗi dũng cảm, mọi người kính phục anh. |
anh | dt. 1. Con trai cùng một cha mẹ hay một mẹ đẻ trước: Anh em như thể chơn tay (Th.ng). Khôn ngoan đá đáp người ngoài, anh em trong nhà chớ đá lẫn nhau (C.d). 2. Trong một họ, dù nội, dù ngoại, cùng một hàng bề trên thì gọi anh: Anh em con cô con cậu; anh em thúc-bá. Không thiêng cũng thể bụt nhà; Dầu khôn, dầu dại cũng ra anh chồng (C.d). Bán anh em xa, mua láng giềng gần (Th.ng). Anh cả, anh chồng, anh e 3. bt. Giữa người dưng, hơn tuổi, gọi là anh hay bạn bè gọi nhau: Anh em bốn bể là nhà; người dưng khác họ cũng là anh em (C.d). 4. đạit. Tiếng vợ gọi chồng hay chồng tự-xưng với vợ: Anh về gánh gạch Bát-tràng, xây hồ vọng nguyệt cho nàng chao chưn (C.d); Anh đi đánh bắc dẹp đông. Thảm thiết trong lòng, nhớ mẹ thương con (C.d). 5. đạit. Tiếng thân-yêu giữa con gái gọi con trai hay con trai tự xưng với con gái: Anh nhớ tiếng; nhớ hình; anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi! (X.Diệu). Em ơi hãy ngủ...anh hầu quạt đây (H. Cận). Anh đi em chửa có chồng, Anh về em đã tay bồng tay mang. 6. đạit. Tiếng gọi người lạ không cho là quan trọng lắm: Anh thợ nề, anh nọ, anh kia v.v.. |
anh | tt. Sáng, đẹp (khd): Anh-tài, anh-hùng. |
anh | đd. Nước Anh-cát-lợi gọi tắt. |
anh | dt. (khd) Đứa bé con: Anh-nhi, anh-hài. |
anh | đ., d. 1. Người con trai sinh trước mình, cùng cha và cùng mẹ, hoặc chỉ cùng cha hay cùng mẹ với mình. 2. Người con trai là con vợ cả của cha mình khi mình là con vợ lẽ. 3. Con trai bác mình hay bá mình. 4. Từ dùng để gọi anh mình, để tự xưng với em mình, để chồng tự xưng với vợ, để vợ gọi chồng, để cha mẹ gọi con trai đã trưởng thành, để cha mẹ gọi con rể. 5. Từ người con trai dùng để tự xưng với người đáng tuổi em mình. 6. Từ chỉ một người bạn trai, người đàn ông ngang hàng hoặc một người con trai nào: Anh công nhân. |
anh | I. Con trai cùng một cha, đẻ trước hay là con vợ cả thì gọi là anh. Văn-liệu: Anh em hạt máu sẻ đôi (T-ng). Anh em như chân tay (T-ng). Anh em như chông như mác (T-ng). Anh em khinh trước, làng nước khinh sau (T-ng). Anh em chém nhau đàng dọng, không chém nhau đàng lưỡi (T-ng). Khôn ngoan đá-đáp người ta, Anh em trong nhà chớ đá lẫn nhau (C-d). II. Trong một họ, dù nội dù ngoại, cùng một hàng mà là bề trên thì gọi là anh. Như nói: Anh em họ, anh em thúc-bá, anh em cô-cữu, anh em vợ, anh em rể v.v. Văn-liệu: Anh em trong họ ngoài làng (T-ng). Không thiêng cũng thể bụt nhà, Dầu khôn dầu dại cũng ra anh chồng (C-d). Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Con cô con cậu thì xa, Con chú con bác thật là anh em (C-d). III. Đối với người ngoài ai hơn tuổi thì gọi là anh, hay là bè-bạn gọi lẫn nhau: Anh em tứ hải giao tình, Tuy rằng bốn bể như sinh một nhà (C-d). IV. Gọi người ngoài hơi có ý khinh. Như nói: Anh nọ, anh kia, anh ta v.v. V. Tiếng vợ gọi chồng hay chồng tự xưng với vợ: Ai đi xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh-thành ra em (C-d). Văn-liệu: Anh đi đánh bắc dẹp đông, Thảm thiết trong lòng thương mẹ nhớ em (C-d). Anh về sẻ gỗ cho dầy, Bắc cầu qua bể cho thầy mẹ sang (C-d). VI. Tiếng thân của con gái gọi con trai, hay của con trai tự-xưng với con gái: Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh không hỏi những ngày con không (C-d). Văn-liệu: Anh còn son em hãy còn son, ước gì ta được làm con một nhà (C-d). Anh thấy em anh cũng muốn chào, Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài (C-d). Anh đi em chửa có chồng, Anh về em đã tay bồng, tay mang (C-d). |
anh | Sáng, đẹp (không dùng một mình). Văn-liệu: Anh hùng gì anh-hùng rơm, Cho một bó lửa hết cơn anh-hùng (C-d). Làm trai quyết chí tang-bồng, Sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cam (C-d). Một đời được mấy anh-hùng, Một nước được mấy đức ông trị-vì (C-d). |
anh | Đứa bé con (Không dùng một mình). |
anh | Chim oanh, tiếng đường trong thường gọi là anh. Như anh-yến (oanh-yến), yến-anh (yến-oanh). Xem chữ oanh. |
Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. |
Tội gì mà lấy anh nhà quê cục kịch. |
Và nàng đang sửa soạn mâm bát , vì biết Khải , anh nàng đã sắp đi cuốc về. |
Hai anh em , người nào cũng có vẻ rất mãn nguyện , tự bằng lòng vì đã chịu khó làm được đầy đủ những công việc riêng của mình. |
Một đôi khi nàng gặp vài aanhtrai trẻ trong làng đem lời chòng ghẹo , nàng xấu hổ , không nói gì , cứ thẳng đường đi. |
Thấy mẹ nói muốn gả chồng , nàng mang máng hiểu rằng sắp đến ngày phải xa mẹ , xa aanh. |
* Từ tham khảo:
- anh ả
- anh ách
- anh ánh
- anh chàng
- anh chị
- anh chị em