nghe | đt. Nhận biết các tiếng động bằng lỗ tai: Lắng nghe, lóng nghe, Ai-ai lẳng-lặng mà nghe (LVT). // (R) a) Cảm thấy: Nghe đau-đau, nghe ngầm-ngầm trong bụng, nghe dễ chịu trong mình // b) Nhận được mùi bằng mũi: Nghe hôi-hôi, nghe có mùi thúi // c) Nhận được tin: Em đương vút nếp xôi xôi, Nghe anh cưới vợ thúng trôi nếp chìm (CD). // d) Vâng lời, làm theo: Bây giờ chàng đã nghe ai, áo ngắn không đắp áo dài không chung (CD). // đ) Nhận cho là phải, tán-thành: Vai mang túi bạc kè-kè, Nói quấy nói quá chúng nghe rầm-rầm (CD). // e) Phát ra tiếng rao-rao khi cạ gió: Buồm nghe // trt. Tiếng nhấn mạnh lời dặn: Tôi đi nghe! Không được giỡn đa nghe! |
nghe | - I đg. 1 Cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác. Nghe có tiếng gõ cửa. Không nghe thấy gì cả. Nghe nói rằng... Điều tai nghe mắt thấy. 2 (id.). Dùng tai chú ý để có thể nghe. Lắng nghe. Nghe giảng. Nghe hoà nhạc. 3 Cho là đúng và làm theo lời. Nghe lời. Bảo không nghe. 4 (kng.). Nghe có thể đồng ý, có thể chấp nhận được. Anh nói thế khó nghe lắm. Bài báo viết nghe được. 5 Có cảm giác thấy. Nghe trong người dễ chịu. Mồ hôi thấm vào miệng nghe mằn mặn. Nghe có mùi thối. - II tr. (ph.). Nhé. Em nhớ ! Đi mạnh giỏi nghe con! |
nghe | I. đgt. 1. Tiếp nhận âm thanh bằng cơ quan thính giác: nghe có tiếng bước chân ngoài cửa o không nghe thấy gì o nghe giảng o nghe đài. 2. Tiếp nhận, thấu hiểu và làm theo: nghe lời o nói mãi không nghe. 3. Tiếp nhận qua thính giác và cảm thấy chấp nhận được: Bản nhạc này nghe cũng được o nói rất khó nghe. 4. Có cảm giác, cảm nhận, cảm thấy: nghe trong người muốn ốm o nghe có mùi gì. II. trt. Nhé: Đi mạnh khoẻ nghe. |
nghe | đgt 1. Nhận được tiếng bằng tai: Nghe tiếng chuông báo thức; Tiếng trống nghe được từ xa; Anh ấy điếc không nghe thấy gì. 2. Cảm nhận được bằng tai ý người nói: Nghe giảng; Nghe hát. 3. Theo lời: Bé nghe cha mẹ, lớn thì nghe anh (cd). 4. Bằng lòng theo ý người khác: Một cành tre, năm bảy cành tre, lấy ai thì lấy chớ nghe họ hàng (cd). 5. Tán thành: Nói thế thì ai cũng nghe được. 6. Có cảm giác thấy: Nghe trong mình khó chịu. trt Từ dùng sau câu để khuyên nhủ, dặn bảo: Con vào Nam đến thăm hai bác, nghe!. |
nghe | đt. 1. Cảm giác bằng tai mà phân biệt được tiếng, âm thanh: Nghe tiếng chim kêu. Đêm rừng súng nổ bừng mơ, Nghe hơi sương buốt bóng cờ chiến-chinh (V.d) Ngr. Biết rõ, tin tức: Về việc ấy, chưa nghe ra sao cả. 2. Vâng lời, thuận theo: Anh ta không chịu nghe ai cả. Quốc kêu khắc khoải đêm hè, Làm thân con gái phải nghe lời chồng (C.d) // Nó không chịu nghe tôi. Nghe bóng nghe gió, nghe không chắc. |
nghe | .- I. đg. 1. Biết, cảm thấy bằng tai: Nghe tiếng tàu chạy. 2. Chú ý để thấy, để hiểu, để thưởng thức bằng tai: Nghe giảng bài; Nghe hát. 3. Vâng lời, theo lời: Mẹ bảo phải nghe. 4. Công nhận là phải, đếm xỉa đến những lời của người khác: Nói thế thì ai cũng nghe được. 5. Theo dõi: Nghe xem bệnh tăng hay giảm. II. Từ đệm vào cuối một câu dặn dò, cùng nghĩa với nhé: Con đi qua đó vào thăm bà, nghe. |
nghe | 1. Cảm giác bằng tai mà phân-biệt được là tiếng gì: Nghe tiếng đàn. Nghĩa rộng: Ngóng-đợi tin-tức: Nghe xem việc ấy ra thế nào. Văn-liệu: Nghe hơi nồi chõ (T-ng). Bảo con con chẳng nghe lời, Con nghe ông hểnh đi đời nhà con (C-d). Quốc kêu khắc-khoải đêm hè, Làm thân con gái phải nghe lời chồng (C-d). Nghe tin xiết nỗi kinh hoàng (K). Tiếng địch thổi nghe chưng đồng vọng (Ch-Ph). Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn (C-o). 2. Thuận theo: Nghe lời cha mẹ. |
Nhưng mẹ nàng nhất định không thuận : Cứ nghe mẹ làm tua hứng nước đi đã rồi hãy dọn cũng vừa. |
nghe mẹ nói , Trác chỉ buồn cười , không dám nói gì , e mẹ phật ý. |
Trác đã đặt gánh nước lên vai , đi được vài bước , thoáng nghe thấy mẹ khen mình bèn chậm bước lại để cố nghe cho hết câu. |
Bà hoa tay , trợn mắt , bĩu môi : Người ta thần thế đáo để đấy ! Bà Thân rụt rè trả lời : Vâng , tôi cũng nghe đồn ông phán bên ấy mạnh cánh lắm ; để rồi tôi cố khuyên cháu. |
Bà chỉ cần một người thật hiền lành , gần như nhu nhược , bảo sao nghe vậy , không biết cãi lại. |
Nhưng mỗi lần bà có một giọng nói , một dáng bộ khác , khiến bà Thân tưởng như mình được nghe một câu chuyện khác hẳn. |
* Từ tham khảo:
- nghe đâu
- nghe gà hoá cuốc
- nghe hơi nồi chõ
- nghe lỏm
- nghe lóm
- nghe ngóng