thiếp | trt. Yên: Ninh-thiếp (yên-ổn), thỏa-thiếp (xong xuôi). // Mê hẳn như ngủ, không biết chi ráo: Thiêm-thiếp, nằm thiếp một lúc. // X. Đánh đồng-thiếp. |
thiếp | đt. X. Thếp: Sơn son thiếp vàng. // Đắp vào, bù thêm, thêm cho đủ số. |
thiếp | dt. Kiểu chữ Hán đẹp: Khen rằng bút-pháp đã tinh; So vào với thiếp Lan-đình nào thua (K). // (R) C/g. Thiệp, tấm giấy có chữ, một vài câu ngắn: Danh-thiếp. // (B) Cách-thức, kiểu-vở: Đúng thủ-thiếp. |
thiếp | dt. Nàng hầu, vợ nhỏ: Hầu-thiếp, tiểu-thiếp, thê-thiếp; Dầu chàng năm thiếp bảy thê, Cũng không bỏ được gái sề nầy đâu (CD). // đdt. Em, tôi, tiếng đàn-bà, con gái xưng mình: Tiện-thiếp; Có ăn thiếp ở cùng chàng, Không ăn thiếp tách, cơ-hàn thiếp đi; Thiếp là dòng-dõi con quan, Thiếp chưa từng chịu cơ-hàn nắng mưa (CD). |
thiếp | đt. Rút nước, thấm: Đất khô, nước đổ bao nhiêu đều thiếp cả. |
thiếp | - đg. Nh. Thếp : Thiếp vàng - t. Mê hẳn, mất tri giác : Nằm thiếp đi vì mệt quá. - d. 1. Tấm thiếp nhỏ, có ghi tên và chức vụ mình. 2. Giấy mời của tư nhân trong một dịp đặc biệt : Đưa thiếp mời ăn cưới. - d. Tập giấy có chữ Hán của người chữ tốt để lại. - 1. d. Vợ lẽ : Năm thiếp bảy thê. 2. Từ mà người phụ nữ thời xưa dùng để tự xưng với nam giới. |
thiếp | dt. 1. Vợ lẽ: Trai thì năm thê bảy thiếp o thê thiếp o tì thiếp o tiện thiếp. 2. Từ người phụ nữ khiêm xưng với chồng: Chàng đi cho thiếp theo cùng (cd.). |
thiếp | dt. 1. Tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng: thiếp chúc tết o bưu thiếp o danh thiếp. 2. Thỏa thuận, yên lặng: thiếp phục o ninh thiếp. |
thiếp | dt. Bản chữ Hán viết đẹp, làm khuôn mẫu để phỏng theo mà học viết chữ Hán. |
thiếp | đgt. 1. Nằm bất động, không còn tri giác gì, do thấm mệt: nằm thiếp một hồi o ngủ thiếp đi o thiếp mãi mới tỉnh. 2. Mê mụ như chết, để hồn xuống âm phủ tìm gặp người chết (trong phép phù thuỷ, đồng bóng), theo mê tín: đánh đồng thiếp o thầy thiếp. |
thiếp | dgt. Thấm, hút nước vào: Đất khô lâu ngày, tưới bao nhiêu nước cũng thiếp hết. |
thiếp | đgt. Thếp: sơn son thiếp vàng. |
thiếp | dt Vợ lẽ: Năm thê bảy thiếp (tng). đt Từ người phụ nữ tự xưng (cũ): Thiếp kén duyên chàng có thế thôi (HXHương); Đói no có thiếp có chàng, Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình (cd); Ra đường thiếp hãy còn son, Về nhà thiếp đã năm con với chồng. |
thiếp | dt Tờ giấy viết chữ đẹp: Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi, Thiếp hồng tâm đến hương khuê gửi vào (K); Khen rằng: Bút pháp đã tinh, So vào với thiếp Lan-đình nào thua (K) 2. Lá đơn: Rõ ràng của dẫn tay trao, Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công (K) 3. Giấy mời: In thiếp mời dự lễ cưới. |
thiếp | đgt Mê man, gần như mất tri giác: Bà mẹ Thưởng mệt quá, thiếp đi (Ng-hồng); Ngủ một giấc, thiếp đi đến tận hai giờ rưỡi (NgCgHoan). tt Làm cho mê man (cũ): Đánh đồng thiếp. |
thiếp | đgt Như Thếp: Sơn son, thiếp vàng. |
thiếp | 1. dt. Vợ lẽ: Năm thê, bảy thiếp. 2. đdt. Tiếng người đàn bà tự xưng với đàn-ông tỏ tình thân mật: Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin theo (Ng.Du). |
thiếp | 1. dt. Mảnh giấy có viết chữ để mời khách, để báo tin hay để tên mình: Hảy đưa cánh thiếp trước cầm làm tin (Ng.Du). 2. Thoả-thuận (khd). |
thiếp | bt. Ngủ, mê đi, không tỉnh: Thiếp đi lúc nào không hay. || Đồng-thiếp. |
thiếp | (khd) Hút, thấm. |
thiếp | Cũng nghĩa như tiếng“thếp”: Sơn son. Thiếp vàng. |
thiếp | 1. Mê hẳn không tỉnh: Mệt quá nằm thiếp đi. 2. Nói về phép phù-thuỷ, làm cho người ta mê đi như chết, để sai linh-hồn xuống âm-phủ tìm người chết: Thầy thiếp. Đánh đồng thiếp. |
thiếp | Hút, thấm: Đất khô quá tưới bao nhiêu nước cũng thiếp hết. |
thiếp | 1. Vợ lẽ: Thê thiếp. Văn-liệu: Năm thê, bảy thiếp (T-ng). Xin đừng phụ thiếp làm chi. Thiếp như cơm nguội, đỡ khi đói lòng (C-d). Chàng đi thiếp cũng đi cùng, đói no thiép chịu, lạnh-lùng thiếp cam (C-d). 2. Tiếng người đàn bà tự xưng với người đàn-ông: Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin theo. |
thiếp | I. Mảnh giấy có viết chữ để mời khách hay để báo tin: Thiếp mời. Văn-liệu: Hãy đưa cánh thiếp, trước cầm làm tin (K). Thiếp-danh đưa đến lầu hồng (K). Thiếp hồng tìm đến hương-khuê gửi vào (K). Chưa trao lễ nhạn, mới đầu thiếp danh (Nh-đ-m). II. Tập giấy có chữ của người danh-bút để lại về sau: Thiếp Lan-đình. Đỗ bút thiếp. III. Thoả-thuận, yên-lặng: Ninh-thiếp. Thiếp-phục. |
Buổi trưa hôm ấy nóng quá , Trác nằm trên võng , ru con ngủ , rồi mệt quá cũng ngủ thiếp đi lúc nào không rõ. |
Trương ngủ thiếp đi , chàng nhìn thấy mình cứ cố nhoi lên để tránh mũi dao mà Thu đưa vào cổ mình , nhưng có một sức mạnh ghê gớm giữ chặt lấy chàng , đè nặng hai bên ngực. |
Thu ứa nước mắt khóc thổn thức rồi một lúc sau ngủ thiếp đi vì mệt quá. |
Rồi cả ba cô sát lại người em , ôm lấy em : em thấy hoa cả mắt , và hương thơm ở ngoài ba cô bạn làm em choáng váng , tê mê , thiêm thiếp đi một lúc. |
Phần thì say quá , phần thì nói nhiều hoá mệt , Loan ra ngồi ở ghế đệm dài , gục đầu vào tay , thiếp đi. |
Mệt quá , Chúc vừa đặt mình xuống chiếu đã ngủ thiếp đi. |
* Từ tham khảo:
- thiếp hợp
- thiếp phục
- thiệp
- thiệp liệp
- thiệp thế
- thiết