nói | đt. Dùng lời-lẽ để tỏ ý-tứ: Biết nói, dây nói, học nói, máy nói; Học ăn học nói; Ông nói gà, bà nói vịt; Ba phen quạ nói với diều, Vườn hoang cỏ rậm thì nhiều thức ăn (CD). // (R) a: Bảo, ra lịnh: Nói với nó: ngày mai phải có mặt nơi đây; Tôi nói mà nó có chịu nghe tôi đâu // C/g. Hỏi, b: xin cưới làm vợ: Đi nói, có người nói rồi; Tiếc công anh lau dĩa chùi bình, Cậy mai-dong tới nói, ba má nhìn bà con (CD). // c: Đọc, kể lại: Nói thơ, nói truyện, nói chuyện đời xưa // d: Khuyên, rầy la: Nói như nước đổ lá môn. |
nói | - đg. 1 Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Nghĩ sao nói vậy. Ăn nên đọi, nói nên lời (tng.). Hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa. Đã nói là làm. Nói mãi, nó mới nghe. 2 Phát âm. Nói giọng Nam Bộ. 3 Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp. Nói tiếng Việt. Đọc được tiếng Hán, nhưng không nói được. 4 Có ý kiến chê trách, chê bai. Người ta nói nhiều lắm về ông ta. Làm đừng để cho ai nói. 5 (id.). Trình bày bằng hình thức nói. Nói thơ Lục Vân Tiên. Hát nói*. 6 Thể hiện một nội dung nào đó. Bức tranh nói với người xem nhiều điều. Những con số nói lên một phần sự thật. Nói với nhau bằng ánh mắt. |
nói | đgt. 1. Phát âm, phát thành tiếng, thành lời với một nội dung nào đó: nói mấy lời với các bạn o Anh ấy nói rất đúng o Chị ấy nói giọng Huế dịu dàng, dễ thương. 2. Dùng một thứ tiếng khi giao tiếp: biết nói tiếng Anh. 3. Chỉ trích, chê bai: Người ta nói anh chẳng ra gì o Đừng để người ta nói. 4. Thể hiện, diễn đạt một nội dung nào đó: Bài thơ nói về tinh thần yêu nước của nhân dân o nói với nhau qua ánh mắt, nụ cười. 5. Dạm hỏi hoặc làm mối: định đi nói con tư cho thằng hai. |
nói | đgt Diễn ý của mình bằng lời: ăn cơm mới, nói chuyện cũ (tng); ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời (tng); ông ấy đã nói là làm. |
nói | bt. Tỏ ý-tứ bằng những tiếng những lời tự miệng mình phát ra: Ăn không nói có. Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật (T.ng) Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ (Ng.Du) // Phim nói. |
nói | .- I. đg. 1. Diễn ý bằng lời hay bằng chữ: Muốn gì thì cứ nói; Văn bản này nói đến phương hướng giáo dục. Nói bóng nói gió. Nh. Nói bóng. Nói cạnh nói khóe. Nh. Nói cạnh. Nói hươu nói vượn. Nói nhiều những chuyện đẩu đâu, không thiết thực. Nói ra nói vào. Phàn nàn dai dẳng. Nói thánh nói tướng. Nói khiến người ta lầm tưởng là mình tài giỏi. 2. Phát âm: Nói giọng Nam Bộ. 3. Sử dụng một thứ tiếng: Nói tiếng Nga. 4. Dặn, khuyên hảo: Làm đúng như tôi nói. 5. Hứa hẹn: Nói phải giữ lời. 6. Chê bai, quở trách, phản đối: Ăn ở sao cho không ai nói được mình. II. t.Truyền tiếng, phát lại tiếng đã ghi: Dây nói; Kèn nói; Phim nói.Nói BẩY.- Nói khích để thúc đẩy người khác làm một việc xấu. |
nói | Tỏ ý-tứ bằng tiếng tự trong miệng mình phát ra: Nói chuyện. Nghĩa rộng: Kể, thuật lại: Bài nói về Phật-giáo. Làm một quyển sách nói về chủ-nghĩa quốc-gia. Văn-liệu: Ăn không, nói có. Ăn to, nói lớn. Nói một tấc đến trời. Nói hươu, nói vượn. Ông nói gà, bà nói vịt. Nói ba-láp. Nói ngọt lọt đến xương. Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật. Lời nói quan tiền, tấm lụa. Lời nói dùi đục, cẳng tay (T-ng). Ra vào một mực, nói cười như không (K). Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ? (K). Nhớ lời nói những bao giờ hay không? (K). Của nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu (K). |
Rồi bằng một giọng buồn buồn như nói một mình : Khốn nạn ! Con tôi ! Nắng thế này ! Trác thấy mẹ ngọt ngào , tỏ vẻ thương mình , trong lòng lâng lâng vui sướng. |
nói xong nàng lại cúi xuống thong thả quét. |
Thấy Trác đặt chiếc cào mạnh quá , bà khẽ nói : Đưa cào nhẹ chứ con ạ , kẻo nó trật gạo ra. |
Nàng lại nói thêm : " Thưa mẹ , nước thì không cần cho lắm , không hứng cũng được , con đi gánh. |
Nghe mẹ nói , Trác chỉ buồn cười , không dám nói gì , e mẹ phật ý. |
Bà Tuân tay cầm một cành rào để xua chó , vừa thấy bà Thân đã cười cười nói nói : Nào , hôm nay lại ăn rình một bữa đây ! Cụ có cho không hay là lại lấy nạng nạng ra. |
* Từ tham khảo:
- nói bấc nói chì
- nói bóng
- nói bóng gió
- nói bóng nói gió
- nói cà lăm
- nói cách vách