nghiệp | dt. Nghề làm ăn: Chuyên-nghiệp, chức-nghiệp, nghề-nghiệp; Sanh nghề tử nghiệp; Cấy cày vốn nghiệp nông-gia (CD). // Của-cải, nhà đất sắm được: Cơ-nghiệp, lập-nghiệp, sản-nghiệp // Công-trình to, có tiếng-tăm: Công-nghiệp, sự-nghiệp, đế-nghiệp, vương-nghiệp // (Phật) Công việc mình đã làm ở kiếp nầy và ảnh-hưởng của nó đối với mình về sau, ở kiếp sau, cứ nối tiếp nhau mãi cho đến khi mình được giải-thoát (tức nhập Niết-bàn) mới dứt: ác-nghiệp, tội-nghiệp; Có thân có nghiệp; Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (K.) ( Karma ). |
nghiệp | - d. 1. Nghề làm ăn: Nghiệp nông. 2. (Phật). Duyên kiếp từ trước: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (K). |
nghiệp | dt. 1. Nghề làm ăn, sinh sống nói chung: vui nghiệp nhà nông. 2. Cơ nghiệp: làm kiểu này có phen mất nghiệp. 3. Sự nghiệp: dựng nghiệp. |
nghiệp | dt. Duyên nợ từ kiếp trước, theo quan niệm của đạo Phật. |
nghiệp | dt 1. Nghề làm ăn: Nối nghiệp ông cha. 2. Duyên kiếp từ kiếp trước, theo quan niệm Phật học: Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (K). |
nghiệp | dt. 1. Nói chung về tài-sản của một người hay một nhà: Sản-nghiệp, cơ nghiệp. 2. Công việc hiển-hách của một đời người: Sự nghiệp. 3. Nghề chuyên làm để sinh nhai: Nối nghiệp ông cha. 4. (tôn) Theo đạo Phật, chỉ việc làm đã làm rồi từ kiếp trước, cái nhân: Để sau chịu lấy nghiệp báo. Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa (Ng.Du) |
nghiệp | .- d. 1. Nghề làm ăn: Nghiệp nông. 2. (Phật). Duyên kiếp từ trước: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa (K). |
nghiệp | I. 1. Nói chung về của cải ruộng đất của một người hay một nhà: Cơ-nghiệp. Sản-nghiệp. Văn-liệu: Chắc là cháu nối nghiệp ông lệ gì (H-Chừ). Muôn năm để nghiệp ngai vàng cho ai (H-Chừ). Anh em liệu dấy giốc lòng nghiệp nho (Nh-đ-m). 2. Công việc hiển-hách của một đời người: Sự-nghiệp. Công-nghiệp. Đế-nghiệp. 3. Nghề chuyên làm suốt đời để sinh-nhai: Nghiệp nông. Con nối nghiệp cha. 4. Nói về việc đã làm rồi, đã thành rồi: Nghiệp dĩ. II. Cái mà tự mình gây ra làm cái nhân để sau chịu lấy cái báo. (Tiếng nhà Phật): Nghiệp-báo. ác-nghiệp. Tội-nghiệp. Văn-liệu: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lận trời gần trời xa (K). Xét trong tội-nghiệp Thuý-Kiều, Mắc điều tình-ái, khỏi điều tà-dâm (K). Lại là nghiệp-chướng, lại là nợ duyên (Tr. Thi). |
Năm bà mới góa chồng , cả cơ nghiệp chỉ có ngoài hai mẫu ruộng. |
Mà tội nghiệp , chủ nhật trước nó vừa thua ba trăm. |
Tội nghiệp chị ấy chết vì bệnh lao. |
Tội nghiệp ! Loan hỏi : Có phải chị định nói đến việc anh ấy bị ông cụ , bà cụ từ , phải không ? Những lỗi đâu ở anh ấy. |
Trong lúc mẹ chồng và em chồng nói nhao nhao lên một lúc , Loan thấy mặt mày tối tăm , rồi không nghĩ ngợi , nàng nói : Cô Bích ! Cô phải biết vì sao nó chết ? Chính cái thầy búa ấy nó đã đánh chết con tôi , cô đã rõ chưa ? Xin cô đừng đổ cho tôi cái tội giết con mà tội nghiệp. |
Cậu ấy đã trót lỡ mà bỏ nó thì tội nghiệp , nên tôi định cưới nó về cho cậu ấy. |
* Từ tham khảo:
- nghiệp căn
- nghiệp chủ
- nghiệp chướng
- nghiệp dĩ
- nghiệp duyên
- nghiệp dư