mài | đt. Cọ cho mòn, cho bén, cho nhọn, cho ra nước: Mài dao, mài kéo, mài mực; Trăm năm ai chớ bỏ ai, Chỉ thêu nên phụng sắt mài nên kim (CD). // (B) Trau-giồi, tập-luyện: Giồi mài kinh-sử; Như vầy mới gọi rằng trai, Trên lo nghĩa chúa dưới mài thảo thân (CD). |
mài | dt. (thực): Tên thứ khoai bột trắng, được thái mỏng làm vị kiết-cánh (thb). |
mài | dt. Củ mài, nói tắt. |
mài | đgt. Cọ xát vật gì vào vật cứng để cho nhẵn, cho sắc nhọn hoặc có kích thước chính xác hơn: mài dao o mài gươm vào vách đá o mài cho mắt kính nhỏ hơn. |
mài | đgt Cọ xát nhiều lần để cho sắc, cho nhẵn: Có công mài sắt, có ngày nên kim (cd); Mực mài tròn, son mài dài (tng); Mài mực ru con, mài son đánh giặc (tng). |
mài | Xt. Khoai. |
mài | dt. Cọ xát cho láng, cho sắc, cho mòn: Có công mài sắt có ngày nên kim (T.ng) Mực mài nước mắt chép thơ (Ng.Du) // Mài sắt. Mài lại. Mài-giũa. |
mài | .- đg. Cọ xát nhiều lần để cho sắc, cho nhẵn, cho mòn bớt đi: Mài dao; Mài mực nho. |
mài | (củ) Tên một loài củ ăn được và dùng để làm thuốc: Chè củ mài. |
mài | Cọ xát làm cho sắc, cho mòn, cho nhẵn: Mài dao. Mài mực. Mài đá. Văn-liệu: Trơ như đá mài. Mài mực ru con, mài son đánh giặc (T-ng). Có công mài sắt có ngày nên kim (T-ng). Muốn ăn đậu phụ tương tàu, Mài dao, đánh kéo gọt đầu đi tu (C-d). Phong-trần mài một lưỡi gươm (K). Mực mài nước mắt chép thơ (K). Ngổn-ngang trăm mối, dùi mài một thân (K). |
Mình cũng như thằng chết rồi ! Mắt chàng bỗng để ý đến con dao díp , lưỡi thuôn thuôn nhọn vì đã bị mài nhiều lần. |
Tìm được số nhà Dũng ở , Loan rụt rè hỏi một người đàn ông đang ngồi mài dao ở cửa : Tôi hỏi thăm , ở đây có ông nào tên là Dũng ở trọ không ? Người đàn ông ý hẳn cho nàng là hạng người không đứng đắn , mặt cau có , hất hàm nói : Cô... đi vào trong rồi lên gác. |
Năm ngoái vào Vạn Linh đi qua còn thấy hai cái nồi súp de bỏ rỉ ở đấy , chịu khó mài cho hết rỉ , dùng còn tốt chán. |
Nhưng bấy lâu nay , chàng miệt mài cặm cụi với đèn sách , với bài vở để sửa soạn thi cử nên sức cũng có phần kém đi. |
Sau khi anh khỏi bệnh , anh sẽ miệt mài tận lực để hết tâm trí vào việc soạn sách. |
* Từ tham khảo:
- mài đũng quần
- mài giũa
- mài mại
- mài miệt
- mài mực ru con, mài son đánh giặc