mà | lt. Tiếng dùng chỉ chủ-đích: Nói mà nghe, làm mà ăn; Buộc người vào kim-ốc mà chơi (CO). // Tiếng nối hai ý trái ngược: Dữ mà ác; Giàu mà hà-tiện; Có võng mà chẳng có đòn, Có chồng mà chẳng có con để bồng (CD). // Tiếng nối liền phần trước với phần sau một câu để cắt-nghĩa cho rõ ý: Nó đã nói với tôi cái việc mà anh đang lo-lắng // Tiếng đặt đều-kiện: Liệu mà thờ mẹ kính cha, Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê-cười (CD). // Tiếng cuối câu, để người nghe hiểu ngầm ý mình: Ta đã nói vậy mà! // Tiếng cuối câu để ngăn-cản: Đừng mà! Thôi mà! // Tiếng khởi đầu một câu sực nhớ hay tỏ ý nghi-ngờ: Mà thôi! Mà phải vậy không? |
mà | đt. (truyền): Dùng tà-thuật che mắt người: Mà mắt người ta // (R) Loè, gạt-gẫm: Đừng có mà người ta như vậy chớ! |
mà | dt. Bờ, bãi, nơi đất thấp dựa mé nước, thỉnh-thoảng có nước ngập: Nằm mà; Nước lớn đầy mà // (R) Hang nhỏ dưới sình, ở mép mương, bờ rạch, v.v...: Mà ếch, mà cua, mà lươn. |
mà | - 1 dt Hang ếch, hang của: ép mình rón bước, ếch lui vào mà (Tản-đà). - 2 đt Đại từ thay một danh từ đã nêu ở trên: Người mà anh giới thiệu với tôi lại là bố bạn tôi; Tôi muốn mua quyển tiểu thuyết mà ông ấy đã phê bình. - lt 1.Liên từ biểu thị sự đối lập giữa hai ý: To đầu dại (tng); Nghèo mà tự trọng. 2. Liên từ biểu thị sự không hợp lí: Nó dốt mà không chịu học. 3. Liên từ biểu thị một kết quả: Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (cd); Non kia ai đắp mà cao, sông kia, biển nọ ai đào mà sâu (cd). 4. Liên từ biểu thị một mục đích: Trèo lên trái núi mà coi, có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng (cd). 5. Liên từ biểu thị một giả thiết: Anh mà đến sớm thì đã gặp chị ấy. - trt Trợ từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Đã bảo !; Anh cứ tin là nó làm được mà!. |
mà | dt. Hang của một số động vật sống ở dưới nước như cua, ếch, lươn: mà cua o mà lươn. |
mà | đgt. Dùng thuật để che mắt người ta: mà mắt người ta để lấy hết của cải. |
mà | I. lt. 1. Từ biểu thị quan hệ đối lập, trái ngược; nhưng: nói mà không làm o mệt mà vẫn cứ làm, không chịu nghỉ. 2. Từ biểu thị ý bổ sung cho điều đã nói; lại, thêm nữa: tốt mà rẻ o đã dốt mà hay nói chữ. 3. Từ biểu thị mục đích cho điều nói; để, để cho: nói cho mà biết o tìm việc mà làm. 4. Từ biểu thị hệ quả, kết quả cho điều đã nói đến; cho nên, dẫn đến: nhờ có anh mà chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. 5. Từ biểu thị giả thiết, điều kiện; nếu: bây giờ mà lụt thì mất mùa to o Rủi mà mưa thì ướt hết. 6. Từ biểu thị ý nêu rõ cho điều vừa nói về mặt, đặc điểm cụ thể nào: Người mà anh gặp là bạn tôi o Người mà anh kể là một nhà báo nổi tiếng. II. trt. Từ nhấn mạnh ý khẳng định, thuyết phục, giải thích với hàm ý sâu kín: đã bảo mà o đói quá đấy mà. |
mà | dt Hang ếch, hang của: ép mình rón bước, ếch lui vào mà (Tản-đà). |
mà | đt Đại từ thay một danh từ đã nêu ở trên: Người mà anh giới thiệu với tôi lại là bố bạn tôi; Tôi muốn mua quyển tiểu thuyết mà ông ấy đã phê bình. lt 1.Liên từ biểu thị sự đối lập giữa hai ý: To đầu mà dại (tng); Nghèo mà tự trọng. 2. Liên từ biểu thị sự không hợp lí: Nó dốt mà không chịu học. 3. Liên từ biểu thị một kết quả: Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (cd); Non kia ai đắp mà cao, sông kia, biển nọ ai đào mà sâu (cd). 4. Liên từ biểu thị một mục đích: Trèo lên trái núi mà coi, có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng (cd). 5. Liên từ biểu thị một giả thiết: Anh mà đến sớm thì đã gặp chị ấy. trt Trợ từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Đã bảo mà!; Anh cứ tin là nó làm được mà!. |
mà | trt. 1. Dùng để nối liền hai ý đi đôi với nhau thường trái ngược: Thiếu nữ đẹp mà không có đức. Nghèo mà biết liêm-sĩ. // Nhưng mà. Vậy mà. 2. Dùng để nối liền ý của phần câu trước, có nghĩa như và rồi: Nên tìm việc mà làm. Thương mà cho tiền. 3. Dùng với chủ-từ để đặt điều-kiện: Anh mà la, thì hắn bắn anh chết. Anh mà làm được, tôi sẽ thưởng. // Nếu mà. 4. Tiếng dùng để nối hai phần của một câu, để chỉ phần câu dưới thuộc về phần câu trên: Tôi đã làm xong câu chuyện mà anh nói hôm nọ. 5. Tiếng đặt phần cuối câu để chỉ kết quả nhứt-định của một điều đã nói ra hàm ý hiểu ngầm: Tôi đã bảo mà. // Thôi mà. |
mà | đt. Dùng ảo-thuật để che mắt người ta. |
mà | .- d. Hang cua, hang ếch, lươn: Mùa rét, ếch nằm mà. |
mà | .- I. d. Từ thay thế một từ biểu thị cái được nói đến ở trên: Tôi biếu anh quyển sách mà tôi mua hôm nọ. II. ph. 1. Từ biểu thị tính đối lập giữa hai ý có quan hệ với nhau, hai mặt trái nhau của cùng một vật, và có nghĩa là "nhưng": To đầu mà dại; Nghèo mà đối với ai cũng có lòng thảo. 2. Từ nối hai ý và có nghĩa là "rồi", "sau đó": Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân (K). 3. Từ nối hai ý đối lập và có nghĩa là "lại": Chùa này chẳng có bụt ru, Mà đem chuông khánh treo chùa Hồ sen (cd). 4. Từ biểu thị một hậu quả và có nghĩa là "thì": Biết tay ăn mận thì chừa, Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày (cd). 5. Từ biểu thị một kết quả và có nghĩa là "nên", "thành ra": Non kia ai đắp mà cao, Sông kia biển nọ ai đào mà sâu (cd). 6. Từ biểu thị một mục đích và có nghĩa là "để": Trèo lên trái núi mà coi, Có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng (cd). 7. Từ biểu thị một điều kiện và có nghĩa là,"nếu": Người mà đến thế thì thôi, Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi (K). III. Từ đệm đặt ở cuối câu, tỏ ý phân bua, giao hẹn, hoặc nhấn mạnh vào ý muốn nói: Đã biết mà! Bảo mà! |
mà | .- đg. Dùng thuật để che mắt người. |
mà | Hang nhỏ của cua ếch ở: Mà cua. Mà ếch. Mà lươn. |
mà | 1. Tiếng đệm để chỉ cái chủ-đích của tiếng nói trên: Làm mà ăn. Ngồi mà bàn chuyện. Văn-liệu: Người mà đến thế thì thôi (K). Vào luồn ra cúi công-hầu mà chi (K). Má hồng không thuốc mà say (C-o). Buộc người vào kim-ốc mà chơi (C-o). Biết mà đứt chỉ thà đừng vương tơ (Nh-đ-m). 2. Tiếng đệm để nối việc kể ở câu sau với việc kể ở câu trước cho cân nhau: Kính người trên mà thương kẻ dưới. Thưởng người có công mà phạt kẻ có tội. 3. Tiếng đệm để thay ý phần trước nối với phần sau cho mạnh câu: Việc mà ta làm đây là việc hệ-trọng. 4. Tiếng đệm để tỏ ý câu dưới trái với câu trên: To đầu mà dại. 5. Tiếng đặt ở cuối câu, hàm cái ý hiểu ngầm ở sau mà không nói ra: Đã bảo thế mà! |
mà | Dùng thuật mà che mắt người ta: Mà mắt người ta mà lấy của. |
Tội gì mà phơi người ra thế. |
Không bao giờ nàng muốn trái ý mẹ , ngay những lúc mẹ bắt làm những việc mà riêng nàng , nàng không ưng thuận. |
Kiếm ngụm nước mưa mà uống cho mát ruột. |
Xúc ít một chứ mà bưng cho dễ. |
Cái thùng bé tý ấy mà. |
Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. |
* Từ tham khảo:
- mà chược
- mà lại
- mà lươn
- mà thôi
- mả
- mả