bền | bt. Vững, chắc, dài hơn, giỏi chịu-đựng, chạy lâu mệt, dùng lâu hư: Ngựa bền, chạy bền, bền lòng. |
bền | - tt. 1. Chắc chắn, lâu hỏng: vải bền ăn chắc mặc bền (tng.) Của bền tại người (tng.). 2. Kiên định, khó thay đổi do hoàn cảnh, tác động từ bên ngoài: chỉ sợ lòng không bền ăn ở với nhau không bền bền gan quyết chí. |
bền | tt. Chắc chắn, lâu hỏng: vải bền o ăn chắc mặc bền (tng.) o Của bền tại người (tng.). 2. Kiên định, khó thay đổi do hoàn cảnh, tác động từ bên ngoài: chỉ sợ lòng không bền o ăn ở với nhau không bền o bền gan quyết chí. |
bền | tt 1. Dùng được lâu: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền (tng). 2. Nói chất mà nhiệt khó phân tích được: Khí bền. 3. Giữ vững: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền (HCM). |
bền | tt. Vững, chắc, dùng được lâu ngày: Yêu nhau, non nước thề-nguyền, Lấy nhau non nước có bền mãi không? (C.d). |
bền | t. 1. Dùng được lâu. 2. (hóa) Nói chất mà nhiệt khó phân tích được. 3. (cơ) Nói thế cân bằng, một khi bị phá, lại trở lại trạng thái cũ. |
bền | Vững, chắc, dùng được lâu ngày: Cái dây kia bền, dùng đã lâu ngày mà không đứt. Văn-liệu: Của bền tại người (T-ng). Đứng trong trời đất bền gan đá. Bạn với non sông rạng mặt người (thơ thần đống đá). |
Tất cả ba mẹ con , người nào cũng muốn cố công , góp sức , không ai muốn ỷ lại vào người khác để được nhàn rỗi nên cách mưu sống hàng ngày cũng bớt phần khó nhọc và cũng vì thế mà giữa ba mẹ con đã có mối tình thương yêu lẫn nhau rất bền chặt. |
Không có cảm giác gì bền cả , sau lúc đó hai người nhìn nhau lại không thấy có cái gì khác lúc chưa đưa thư. |
Mà như vậy lỗi ở cả chàng , không ai yêu chàng lâu chỉ vì tính chàng , chàng cũng không yêâu ai được lâu bền. |
Thái lạnh lùng bỏ tiền vào túi : Sắm cái áo quan thật bền... Có lẽ. |
Ông ấy thì bền chí lắm. |
Chàng nhận thấy dây ràng buộc của gia đình bền chặt là chừng nào ; cái chết của cụ chánh mà Cận với Hà không bao giờ dám mong đối với hai người sẽ là cách độc nhất để được hoàn toàn thoát ly. |
* Từ tham khảo:
- bền ánh sáng
- bền bệt
- bền bỉ
- bền chặt
- bền chí
- bền gan