ẩn nhẫn | đt. Nhịn-nhục, khuất mình, giấu giận trong lòng: Không phải ai cũng ẩn-nhẫn được // Hoãn lại đợi: Việc ấy nên ẩn-nhẫn vài ngày xem sao. |
ẩn nhẫn | đgt. 1. Nén chịu, nín nhịn trong lòng để không bộc vẻ bực tức. 2. Sống nhẫn nhục, kín đáo) theo quan niệm đạo Phật. |
ẩn nhẫn | đgt (H. ẩn: kín; nhẫn: nhịn) Chịu nhịn không để lộ ra sự bực tức của mình: Chị ấy phải cắn răng ẩn nhẫn trước những lời đay nghiến của mẹ chồng. |
ẩn nhẫn | đt. Nhịn, nín, không tỏ vẻ hờn giận. |
ẩn nhẫn | t. Nín nhịn, không để lộ vẻ tức giận. |
ẩn nhẫn | Nín nhịn không tỏ vẻ hờn giận ra mặt. |
Tất cả đều ẩn nhẫn chờ đến lúc về tới nhà bạn. |
Khư khư một chút lòng thành thực , không làm thế nào để thông đạt được lên cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi. |
Nay giặc đến vây bức cửa cung mà ẩn nhẫn như thế , thì đối với sự phó thác của Tiên đế ra saỏ" Thái tử im lặng hồi lâu rồi bảo Nhân Nghĩa và bề tôi trong cung là bọn Dương Bình , Quách Thịch , Lý Huyền Sư , Lê Phụng Hiểu rằng : "Ta há lại không biết việc làm của Đường Thái , Chu Công hay saỏ Chỉ vì ta muốn che giấu tội ác của ba vương , khiến họ tự ý rút quân chịu tội để được vẹn toàn tình cốt nhục là hơn". |
Thế là Thái Tông mắc vào tội lỗi là do người dẫn lối , mà ẩn nhẫn để trọn nghĩa anh em cũng lại là do người dẫn lối. |
* Từ tham khảo:
- ẩn núp
- ẩn sĩ
- ẩn số
- ẩn tàng
- ẩn tật
- ẩn thân