ẩn sĩ | dt. Người tài giỏi ở ẩn: La-sơn Phu-tử là bậc ẩn-sĩ thời Tây-sơn. |
ẩn sĩ | dt. Người có học, có tài nhưng thích sống ẩn dật, do thời thế hoặc do bản tính. |
ẩn sĩ | dt (H. ẩn: kín; sĩ: người có học) người trí thức trong chế độ phong kiến không chịu ra làm quan: Bấy giờ cụ nghiễm nhiên đã trở thành một nhà ẩn sĩ (HgXHãn). |
ẩn sĩ | dt. Kẻ lánh xa cuộc đời, thế sự. |
ẩn sĩ | d. Phần tử trí thức thời phong kiến, vì bất đắc chí mà đi náu một nơi để không tham dự chính sự. |
ẩn sĩ | Người giỏi đi ẩn, không chịu xuất-thế. |
Giữa vườn có nóc nhà lá ; theo cái ngõ con đi vào thời thấy sáng sủa phong quang như nhà một người ẩn sĩ. |
Nơi chàng ở cũng không phải là một gian phòng chật hẹp , tối tăm của kẻ ẩn sĩ. |
Anh ham xóc đĩa cò quay Máu mê cờ bạc , lại hay rượu chè Eo sèo công nợ tứ bề Kẻo lôi người kéo , ê chề lắm thay ! Nợ nần em trả , chàng vay Kiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi ! Anh hùng ẩn sĩ quy điền Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền gửi thân. |
Trịnh trông cụ mặt mũi gầy guộc nhưng tinh thần trong sáng , đoán chắc là một kẻ ẩn sĩ lánh đời , nếu không thì một vị chân nhân đắc đạo , lại không nữa thì hẳn là một tiên khách trong áng yên hà , bèn cùng ông cụ làm thân , hằng ngày bày tiệc rượu , cùng nhau chè chén rất vui vẻ. |
Hán Thương đoán chắc đó là một vị ẩn sĩ , bèn sai quan hầu là Trương công đi theo mời lại. |
Lấy ý trong câu nói của Vi Trung , ẩn sĩ đời Tấn. |
* Từ tham khảo:
- ẩn số
- ẩn tàng
- ẩn tật
- ẩn thân
- ẩn tích
- ẩn tình