ngân phiếu |
dt. Phiếu do ngân-hàng phát ra cho người nào có gửi tiền ở ngân-hàng, để tiện việc lãnh tiền ra hay trả tiền cho người khác miễn là trên ngân-phiếu phải có tên ký của người gửi tiền với số bạc ghi muốn lấy ra: Như vậy, khi dùng đến ngân-phiếu có nghĩa là người ký tên dưới số bạc đề trên ngân phiếu phải có gửi trước một số tiền tương đương trong ngân hàng. Nếu không, ngân-phiếu ấy trở thành một ngân-phiếu không tiền bảo chứng (hay ngân-phiếu không trữ-kim) và phải tội. Thường muốn cho một ngân-phiếu bị thất lạc khỏi bị một người khác lãnh, người viết ngân-phiếu hay gạch hai đường gạch song song nhau và xéo góc trên ngân-phiếu. Như vậy khi nhận được ngân-phiếu ấy để trả tiền, ngân-hàng chỉ trả cho người có tên ở trên ngân-phiếu mà người ấy ngân hàng đã biết trước, thường là một thân-chủ quen, hay một người có tên tuổi trong vùng. Ngân-phiếu là một lối giao-dịch tiền-bạc rất tiện-lợi. Nó thay thế sự trao chuyển của những số tiền lớn lao. Ngày nay, nước nào cũng dùng nó để làm lợi-khí chuyển-mục và bù-trừ: a) chuyển-mục - ví dụ như ông A và ông B có để tiền ở ngân-hàng ông C. Ông A nợ ông B một số tiền và viết một ngân-phiếu lãnh tiền ở ngân-hàng ông C. Ông B chỉ cần gửi ngân-phiếu ấy lại ngân-hàng ông C. Ông C sẽ chuyển số tiền ở trương-mục của ông A qua trương-mục của ông B là xong. Công việc trang trải nợ ấy chỉ ghi bằng chữ, số. Vì vậy, mà ngân-phiếu thành ra một thứ tiền-tệ gọi là tiền bằng số ghi; b) bù trừ - Ví dụ, có nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng có ngân-phiếu riêng của mình phát ra. Ngân phiếu của ngân hàng A trả nợ cho ngân hàng B; ngân hàng B lại có ngân-phiếu trả nợ của ngân hàng C, trong lúc ngân hàng A lại có ngân-phiếu trả nợ do ngân hàng C phát ra và trái lại. Giữa các ngân-hàng ấy có tiền thiếu và tiền dư của nhau. Như vậy, các chủ ngân-hàng chỉ cần họp nhau lại trong thời-kỳ nhứt định nào đó để bù vào hay trừ ra các số tiền dư thiếu. Ở Anh, có Viện gọi là Viện Thanh-toán, hay Viện Bù-trừ bày ra năm 1775. Ở Viện ấy, mỗi ngân-hàng phái tới một đại-diện chuyên coi tiền thiếu thừa, số người ta nợ hay số mình nợ người ta để bù trừ lại cho đúng. Thường số tiền nợ của ai sau khi thanh-toán xong, thì chuyển qua trương mục của ngân-hàng mình thiếu tại Ngân-hàng Anh quốc. Như trên đã có nói cái lối dùng ngân-phiếu để trang trải công nợ như vậy, chỉ làm bằng số ghi và không dùng đến bạc giấy. Lối ấy rất tiện lợi song cũng gặp một trở ngại là nếu dùng nhiều quá, có thể tạo ra nạn lạm phát trong hình-thức tín-dụng và cũng sẽ có những ảnh hưởng tai-hại như nạn lạm phát tiền giấy thường. // Ngân-phiếu có gạch. Ngân-phiếu không trữ-kim. |
* Từ tham khảo:
- ngân sách
- ngân sách ngoại hối
- ngân sách quốc phòng
- ngần
- ngần ngại
- ngần ngật