hụt | trt. Trật, không trúng, không đúng: Bắn hụt, đánh hụt, xí-hụt // Vuột, lỡ, lầm: Ăn hụt, mừng hụt, chết hụt, hụt chuyến xe // tt. Thiếu-thốn: Cắt cái áo, hụt vải; Tháng nầy hụt tiền; Thiếu trước hụt sau. |
hụt | - ph. 1. Thiếu : Hụt vốn. 2. Hỏng, trượt, lỡ : Hụt ăn ; Bắt hụt một tên gian. |
hụt | đgt. 1. Thiếu một phần: hụt sản lượng o cắt hụt mất một đoạn. 2. Hẫng chân khi bước vào chỗ trống, thấp một cách đột ngột: hụt chân suýt ngã. 3. Trượt, nhỡ: bắn hụt o hụt mất chuyến xe. |
hụt | đgt Không đạt được mức đã định: Đã không có lãi lại hụt vốn; Thu hoạch hụt mất hai tạ. trgt Không đúng như đã định: Vụ ám sát hụt (Trg-chinh); Bước hụt nên đã ngã. |
hụt | tt. 1. Thiếu ngắn: Tờ, giấy hụt mấy tất. // Chiếu hụt. Hụt tiền. 2. Ngr. Lỡ, hỏng, không nhằm: Hụt đi, hụt ăn, đánh hụt. // Đánh hụt. Hụt đi. |
hụt | .- ph. 1. Thiếu: Hụt vốn. 2. Hỏng, trượt, lỡ: Hụt ăn; Bắt hụt một tên gian. |
hụt | Thiếu, kém, ngắn: Chiếu giải hụt. Bước hụt. Hụt vốn. Nghĩa rộng: trượt, lỡ, hỏng: Hụt ăn. Bắt hụt tên trộm. Đánh hụt. |
hụt vào một lần , Thu vẫn định tâm là sẽ trở lại , trước khi lại , nàng viết cho Trương một bức thư. |
Tuy rằng việc buôn bán có kém sút , và tiền tiêu có thiếu hụt , Liên vẫn cố hết sức giấu giếm , không cho chồng biết sợ chàng khổ tâm lo lắng. |
Chàng cũng không nhớ rằng trong thời gian qua , dù nhà nhiều lúc thiếu hụt , nhưng Liên bao giờ cũng lo đầy đủ cho chàng , chăm cho chàng từng miếng ăn , giấc ngủ. |
Nàng bỗng bước hụt từ trên hè xuống đường và suýt ngã , làm bọn kia cất tiếng cười rộ. |
Lẽ thứ hai là cái mừng của ông đã thành một cái mừng hụt. |
Người ta sẽ chỉ trò mình mà thì thào " kìa ông giáo , chồng hụt cô Hồng ! " hay " Ông giáo ấy bị Ông phán Trinh đá đít đấy ! " Tỉnh nhỏ là nơi người ta ít lòng thương. |
* Từ tham khảo:
- hụt hơi
- huy
- huy
- huy
- huy
- huy chương