câu | dt. Lời, nguyên một tràng tiếng nói nối nhau có nghĩa: Câu hát, câu kinh, câu kệ, câu thơ, câu nói; Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi câu, Hồi xưa ông vua Thuấn cày trâu hay cày bò; Ba phen lên ngựa ra về, Cầm cương níu lại xin đề câu thơ; Câu th o. |
câu | đt. Bắt cá tôm bằng lưỡi câu có móc mồi với cây cần và sợi nhợ: Cha chài mẹ lưới con câu, Thằng rể đóng đáy con dâu ngồi nò (CD). // đt. (B) Dụ, rù-quyến để kiếm lợi: Mới câu được con bò tơ; Câu khách; Câu danh câu lợi. // đt. (R) Kẹp, móc vô: Câu cổ. // dt. Mồi câu, cần câu gọi tắt: Cá chẳng ăn câu thiệt là cá dại, Tại câu anh cầm ngãi câu ngãi câu nhân (CD). // dt. (R) Vật cong như lưỡi câu: Câu-liêm, móc câu. // trt. Cách nói xa gần châm biếm, có ngạnh có móc như lưỡi câu: Câu-mâu, câu-móc. |
câu | dt. Cu, ngựa: Vó câu, dặm câu; Tuyết in sắc, ngựa câu giòn (K). // dt. (B) Ngày giờ: Bóng câu qua cửa sổ. |
câu | dt. (thực): Rong biển (X. Rau câu). |
câu | bt. Bắt giữ, hạn chế, cố-chấp, kềm-hãm: Câu-thúc, câu-lưu, bất-câu. |
câu | - con ngựa, non trẻ, xinh đẹp |
câu | dt. Rau sống ở biển, ăn rất ngon: hái rau câu |
câu | dt. Bồ câu nói tắt: Chim câu tung cánh. |
câu | dt. 1. Đơn vị cơ bản của lời nói, được tạo thành bằng từ, ngữ theo quy tắc của từng ngôn ngữ, có một ngữ điệu nhất định và diễn đạt một ý trọn vẹn: đặt câu o năm câu ba điều o viết không ra câu.2. Câu thơ, nói tắt; khổ thơ bốn câu. |
câu | I. đgt. 1. Bắt cá tôm bằng cách móc mồi vào móc sắt nhọn, buộc đầu dây, làm cho cá tôm tưởng mồi đớp vào mà bị mắc chặt: câu cá.2. Dụ dỗ khéo léo để kiếm lợi: câu khách. 3. Móc và chuyển vật nặng lên cao: câu hàng từ dưới tàu lên bờ. 4. Bắn rót theo cầu vồng: Đại bác của địch câu từ ngoài biển vào. II. dt. Lưỡi câu: uốn câu. |
câu | dt. Ngựa đang sức lớn (hai tuổi): bạch câu quá khích (tng.). |
câu | I. Bắt giữ. II. Gò bó, bó buộc: câu chấp o câu nệ o câu thức. |
câu | Móc: câu kết. |
câu | dt Nhóm từ diễn đạt một ý trọn vẹn: Học sinh tập đặt câu; Trong bài ấy có nhiều câu hay. |
câu | dt Ngựa con: Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh (K). |
câu | đgt 1. Bắt cá bằng mồi móc ở lưỡi câu đầu một sợi dây thả xuống nước: Phơ phơ đầu bạc, ông câu cá (NgTrãi) 2. Nhử người ta bằng sắc đẹp hay danh lợi: Đang mong câu khách thả mồi (Tú-mỡ). tt ăn thua (thtục): Kế ấy không câu đâu. |
câu | đgt Bắn vòng súng lớn vào một vị trí từ xa: Câu đại bác vào đồn địch. |
câu | dt. Sự kết-hợp của nhiều tiếng, về văn xuôi, khi nói trổng có nghĩa là câu văn; về thơ, khi nói trổng có nghĩa là câu thơ v. v. . . Một câu vô nghĩa. Bài thơ ấy có mấy câu? Bầu tiên chuốc rượu câu thần nói thơ. Đọc thơ sầu, chàng thấm từng câu, Câu vui đổi với câu sầu (Đ. thị. Điểm). // Câu nói. Câu thơ. Câu văn. Câu chửi. Câu hát. |
câu | 1. dt. Móc bằng thép nhọn cuốn cong, có ngạch sắc dùng để bắt cá, ếch v. v. . . ; cái móc cong: Ai uốn câu cho vừa miệng cá. (T. ng). Lưỡi câu. 2. đt. Dùng lưỡi câu mà bắt cá: Ai về nhắn với ông câu, Cá ăn thì giựt để lâu hết mồi (C. d) Kim vàng ai nở uốn câu, người khôn ai nở nói nặng lời (C. d) Thưởng cảnh ông câu tình tự quá (Q. Tấn). // Câu cá. 3. đt. Mưu-mô để câu cho được, đeo theo: Câu lợi, câu danh. |
câu | dt. Tiếng bồ-câu nói tắt: Câu bay cao, vịt bay thấp (T. ng) |
câu | dt. Ngựa tơ chạy rất mau: Tuyết in sắc ngựa câu dòn (Ng. Du). Xt. Bóng câu. |
câu | (khd). Đều, cùng. |
câu | dt. Loại rau biển, thường dùng làm thức ăn như xương-xa (xu-xoa) |
câu | (khd). Giữ, hãm: Câu-chấp, câu-nệ. |
câu | d. 1. Tập hợp nhiều thành phần ngôn ngữ diễn trọn một ý: Câu văn; Câu nói. 2. Nội dung tập hợp nói trên: Hiểu ý nghĩa câu của Lê Nin. |
câu | d. Ngựa con: Tuyết in sắc ngựa câu giòn (K). |
câu | đg. 1. Bắt cá bằng mồi móc vào lưỡi nhọn thả xuống nước. 2. Nhử người ta bằng lợi hay danh: Câu kẻ hám lợi. |
câu | đg. Bắn rót, bắn theo đường vòng: Câu đạn đại bác vào đồn địch. |
câu | Mấy tiếng, mấy chữ liên-tiếp với nhau mà có nghĩa lọn: Câu thơ, câu văn. Nói rộng là một chuyện gì có đầu đuôi: Một câu chuyện. Văn-liệu: Đòi phen nét vẽ câu thơ (K.). Câu văn cẩm-tú vẻ người y-quan (K.). Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ (K.) Một câu nặng nhẹ mấy người oan khiên (Nh-đ-m). Ngàn câu trân-trọng trăm lời biệt-ly (Nh-đ-m). Câu phú câu thơ liền đọc miệng (thơ cổ). |
câu | Cái móc bằng thép hay bằng sắt có ngạnh, dùng để móc mồi mà bắt các loài vật như cá, ếch, v.v.: Ai uốn câu cho vừa miệng cá. |
câu | I. Dùng lưỡi câu để bắt cá: Câu dử, câu ném v.v. Văn-liệu: Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh (T-ng). Đi giác sắm bầu, đi câu sắm giỏ. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Vô nghề thì đi hát, mạt nghề thì đi câu. Bảo về nhắn với ông câu, Cá ăn thì giật, để lâu mất mồi (C-d). Hãy cho bền chí câu cua, Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai (C-d). Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời (C-d). Người ta câu bể câu sông, Anh chỉ câu lấy con ông cháu bà (C-d). Sự đời nghĩ cũng nực cười, Một con cá lội mấy người buông câu (C-d). Thuyền câu lơ-lửng đã xong, Thuyền chài lơ-lửng uổng công thuyền chài (C-d). II. Mưu-mô để cầu cho được: Câu danh câu lợi. |
câu | Tiếng gọi tắt loài chim bồ-câu hay bồ-cu. Văn-liệu: Câu bay thấp, vịt bay cao, Mèo ăn thóc, giống chuột kêu ngao (câu hátnói ngược). |
câu | Thứ rau ở dưới bể ăn được. |
câu | Cái móc cong. Văn-liệu: Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi liềm, mông ba câu liêm (hình mặt trăng mọc về những đêm đầu tháng). |
câu | Giữ, hãm, nề-hà (không dùng một mình. |
câu | Loài ngựa tốt mà non: Tuyết in sắc ngựa câu dòn (K.). Nghĩa bóng ví thì giờ đi nhanh chóng hết: Bóng câu qua cửa sổ. Văn-liệu: Vó câu khấp-khểnh bánh xe gập-ghềnh (K.) |
câu | Đều, cùng (không dùng một mình). |
Sao lâu nay không thấy cụ lại chơi ? Bà Thân đưa tay cầm cái bã trầu đã lia ra tới mép , vứt đi ; lấy mùi soa lau mồm cẩn thận , rồi ghé vào tai bà bạn như sắp nói một câu chuyện kín đáo can hệ : Úi chà ! Bận lắm cụ ạ. |
Đến lúc trời bắt tội , nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không ? Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó , thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng : " Vâng !... vâng !... " như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn. |
Bà Tuân hình như có câu nào đã nói ra hết ; bà Thân khơi chuyện bằng câu hỏi : Cụ đã ngả được mấy mẫu rồi ? Chưa được lấy một góc. |
câu chuyện từ đó quanh quẩn trong việc cày cấy , giá thóc , giá gạo. |
Bà Thân không để ý gì đến câu nói của khách , âu yếm nhìn con : Mẹ định thổi cơm , nhưng lại có cụ đến chơi , thành ra gạo cũng chưa vo. |
Trác đã đặt gánh nước lên vai , đi được vài bước , thoáng nghe thấy mẹ khen mình bèn chậm bước lại để cố nghe cho hết câu. |
* Từ tham khảo:
- câu bị động
- câu cảm
- câu cảm thán
- câu cấp
- câu cầu khẩn
- câu cầu khiến