an | bt. Yên, yên-ổn, vui đẹp, nhàn-nhã, thanh-thản. |
an | bt. Định xong, đặt để sẵn, đành lòng. |
an | dt. Cái yên ngựa. |
an | - tt. Yên, yên ổn: tình hình lúc an lúc nguy Bề nào thì cũng chưa an bề nào (Truyện Kiều). |
an | tt. Yên, yên ổn: tình hình lúc an lúc nguy o Bề nào thì cũng chưa an bề nào (Truyện Kiều). |
an | (Cái) yên ngựa: chinh an. |
an | tt Yên ổn, không có gì đáng lo: Đỉnh chung sao nỡ ăn ngồi cho an (K). |
an | tt. Êm, yên-lặng, ổn-định rồi: Bề nào thì cũng chưa an bề nào (Ng.Du). |
an | dt. Yên ngựa: Dặm hồng bụi cuốn chinh-an (Ng.Du). |
an | t. x. Yên: Bề nào thì cũng chưa an bề nào (K). |
an | I (An với yên cùng một nghĩa, theo thói quen mà đọc). Im lặng, yên lành, định sẵn, đành rồi, không lo-lắng gì nữa: Bề nào thì cũng chưa an bề nào (K). Văn-liệu: Biết đâu quen thuộc gửi mình cho an. Chúc cho anh chị an lành, Tôi đi ra chốn kinh-thành ứng thi (C-d). An-nhàn sư đã bình-tâm ra về (Ph-Tr). ở không an-ổn, ngồi không vững-vàng (K). II. Làm sao, ở đâu (không dùng một mình). |
an | Yên ngựa: Dặm hồng bụi cuốn chinh-an (K). |
Nhưng nàng lại nhớ lời mẹ , và lại tự aanủi : Thì mình là lẽ cơ mà ! Chẳng bao lâu cái ý nghĩ làm lẽ tức là thua thiệt mọi phần đã khiến nàng không hề nghĩ đến so sánh nữa. |
Mợ đưa cho bánh xà phòng , còn càu nhàu dặn thêm một câu : Mài vừa vừa chứ ! Trác cầm bánh xà phòng ra sân ngắm đi ngắm lại rồi nói một mình : Hình như xà phòng Aannam. |
Nàng có cảm tưởng như mới có được một người cố tìm cách nâng đỡ , an ủi nàng. |
Nàng tin lời bà Tuân là thực thà ; và trước kia vì mợ phán đánh mắng , nàng đem lòng thù ghét bà , thì nay được bà an ủi , nàng lại như có chút cảm tình với mợ phán. |
Người mẹ nàng thường nghĩ đến để tự an ủi mỗi lần thấy chán nản , nay đã không còn nữa. |
Và hai mẹ con trừng trừng nhìn nhau như để bảo thầm nhau rằng cả hai đều hèn kém và để an ủi lẫn nhau. |
* Từ tham khảo:
- an bài
- an ban
- an bang
- an bần
- an bần lạc đạo
- an biên