truyền | đt. Gởi đi, cho lan ra: Tuyên-truyền; Quan cứ lệnh, lính cứ truyền. // Phán bảo: Tờ truyền; Quan truyền tra-xét vụ ấy. // Trao chuyển, để lại, nói lại: Chân-truyền, di-truyền, lưu-truyền, thất-truyền; thuốc gia-truyền; cha truyền con nối. |
truyền | - đg. 1 Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau. Truyền kiến thức cho học sinh. Truyền nghề. Vua truyền ngôi cho con. Cha truyền con nối*. 2 (Hiện tượng vật lí) đưa dẫn từ nơi này đến nơi khác. Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Thiết bị truyền động. 3 Lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết. Câu chuyện truyền đi khắp nơi. Truyền mệnh lệnh. Truyền tin. 4 Đưa vào trong cơ thể người khác. Truyền máu cho bệnh nhân. Muỗi truyền vi trùng sốt rét. 5 (cũ). Ra lệnh. Lệnh vua truyền xuống. Quan truyền lính gọi lí trưởng vào hầu. |
truyền | đgt. 1. Chuyển, đưa từ chỗ này đến chỗ khác: Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh o truyền bá o truyền bảo o truyền cảm o truyền dẫn o truyền đạo o truyền đạt o truyền đơn o truyền giáo o truyền hình o truyền khẩu o truyền kiếp o truyền kì o truyền lưu o truyền miệng o truyền nhiễm o truyền tai o truyền thần o truyền thông o truyền tin o truyền tụng o phán truyền o phổ truyền o tuyên truyền o tuyên truyền viên o vô tuyến truyền hình. 2. Trao lại cho người sau: truyền nghề o truyền đời o truyền thống o truyền thụ o truyền thuyết o bí truyền o cổ truyền o cựu truyền o di truyền o di truyền học o giả truyền o hư truyền o lưu truyền o thất truyền o tổ truyền o tục truyền o tương truyền. 3. Đưa vào cơ thể; tiếp: truyền máu cho nạn nhân. |
truyền | đgt 1. Để lại cho người khác cái mà mình nắm được hoặc muốn giao lại: Truyền nghề; Truyền ngôi; Cha truyền con nối (tng) 2. Ra lệnh cho cấp dưới: Truyền lệnh 3. Đưa đi từ nơi này đến nơi khác: Truyền tin; Truyền máu; Muỗi truyền vi trùng sốt rét 4. Lan rộng: Tin xấu ấy truyền đi khắp nơi. |
truyền | đt. 1. Trao lại: Truyền ngôi. || Truyền vị. 2. Lan ra xa, lan rộng cho mọi người biết: Truyền tin-tức. || Truyền đạo. Truyền hịch. 3. Sai khiến: Ngồi mà truyền. |
truyền | .- đg. 1. Đưa từ chỗ này sang chỗ khác (không dùng với đồ vật vật chất): Truyền tin; Truyền mệnh lệnh. 2. Nói lệnh đưa từ người nọ qua đến người kia. 3. Trao lại cho người sau: Truyền nghề. |
truyền | 1. Trao lại: Truyền ngôi. Truyền nghiệp. Truyền lệnh. Truyền đạo. Văn-liệu: Cha truyền, con nối (T-ng). Truyền tử, nhược tôn (T-ng). Hữu thư, vô truyền (T-ng). Quan cứ lệnh, lính cứ truyền (T-ng). Phong-tình cổ-lục còn truyền sử xanh (K). 2. Đưa đi xa: Truyền tin. Truyền khẩu. |
Nàng ngạc nhiên tự hỏi : Tuất lạy mình ? Tuất lạy Thân ? Bấy giờ Tuất đã tiến đến trước mặt nàng , cúi nhìn xuống đất hai má ửng đỏ , có vẻ tủi thân xấu hổ nhưng rất ngoan ngoãn hình như chỉ đợi nàng truyền cho một câu là sụp xuống lạy như lạy một ông thần tác phúc tác hoạ. |
" Bà mẹ chồng Thị Loan , vì vô tình , vì thói quen lưu truyền đã dùng đến cái quyền đó cũng như trăm nghìn bà mẹ chồng khác ở xã hội An Nam. |
Cụ lớn truyền tôi tìm cậu mãi , tôi chẳng biết cậu đi đâu , phải nói dối quanh bảo cậu sang bên ấp. |
Cái tài đoán trông mọi việc của ông , bọn người sống chung quanh tôi thường thêm thắt truyền tụng , đến nỗi đã in sâu vào khối óc thơ ấu của tôi cái ảo thuật lạ lùng của ông thầy bói lạ lùng ấy. |
Có lẽ đó chỉ là một thói quen , cái thói quen chung sống với đàn bà , cũng như cái thói quen chơi hoa thuỷ tiên trong những ngày tết mà Tuyết đã truyền lại cho Chương. |
Nó là một truyền thống thiêng liêng của dân tộc được truyền lại từ nghìn xưa. |
* Từ tham khảo:
- truyền bảo
- truyền cảm
- truyền đạo
- truyền đạt
- truyền đề
- truyền đời báo danh