trạng | dt. Hình-dáng, dáng-điệu bên ngoài: Hình-trạng, hiện-trạng, nguyên-trạng, sự-trạng, tình-trạng, thực-trạng; thiên hình vạn trạng. // Đơn, tờ giấy bày tỏ việc mình để trình lên quan: Biện-minh-trạng, đội trạng kêu oan. // C/g. Thực, hai câu thứ 3 và 4 của bài thơ bát cú, dùng giải-thích đầu bài cho rõ ràng: Cặp trạng. // Trạng-nguơn (nguyên) gọi tắt: Đỗ trạng, quốc-trạng, cốt ông trạng. // Người có tài nghề nổi bật: Trạng ăn, trạng nói, trạng thơ, trạng rượu. // Cây thẻ to hơn hết trong trò chơi đổ hột tam-hường, được 32 điểm: Bán trạng, đổ trạng, giựt trạng. |
trạng | - d. 1. "Trạng nguyên" nói tắt: Trạng Trình. 2. Giỏi về một môn gì: Trạng rượu. |
trạng | I. dt. 1. Trạng nguyên, nói tắt: đỗ trạng o quốc trạng. 2. Người có tài đặc biệt, trội hơn về mặt nào đó: trạng rượu o nói trạng. 3. Hình dáng: trạng mạo o giáp trạng. 4. Tình hình biểu hiện ra: trạng huống o trạng ngữ o trạng thái o trạng từ o bệnh trạng o hiện trạng o hình trạng o nguyên trạng o sự trạng o tâm trạng o thảm trạng o thể trạng o thiên hình vạn trạng o thực trạng o tình trạng o tính trạng o tội trạng. II Bày tỏ: trạng sư o cáo trạng. |
trạng | dt 1. Trạng nguyên nói tắt: Khó hèn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ trạng, chín nghìn anh em (cd); Xưa kia tỉnh Nam-định có đến năm ông trạng 2. Người có tài hơn người: Trạng vật; Trạng thơ. tt, trgt Ra vẻ nhưng không có thực chất: Nó chỉ nói trạng mà thôi. |
trạng | dt Tờ khiếu oan hoặc kêu xin việc gì dâng lên cấp trên (cũ): Dâng trạng khiếu oan. |
trạng | dt Vẻ ngoài: Thiên hình vạn trạng (tng). |
trạng | dt. Tiếng trạng-nguyên nói tắt: Ông trạng. Ngr. Tiếng để chỉ những người có tài đặc biệt về một môn gì: Trạng thơ || Nói trạng, nói dóc, nói khoác. |
trạng | (khd) 1. Dáng-bộ hình thái bề ngoài: Trạng-thái. 2. Tờ bày tỏ ý mình hay kêu xin việc gì: Cáo-trạng. 3. Công lớn: Công-trạng. |
trạng | .- d. 1 . "Trạng nguyên" nói tắt: Trạng Trình. 2. Giỏi về một môn gì: Trạng rượu. |
trạng | I. Dáng bộ, cảnh-tượng bề ngoài: Trạng-mạo. Trạng-huống. Trạng-thái. Văn-liệu: Thiên hình, vạn trạng (T-ng). II. Tờ bày tỏ tình ý của mình hay kêu xin việc gì, dâng lên người trên hay các vị thần-thánh: Dâng trạng khiếu oan. Lễ xong đốt trạng. III. Bày tỏ ra (Không dùng một mình). Văn-liệu: Khó hèn thì chẳng ai nhìn. Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em (C-d). Kinh-đô cũng có người dồ, Man-di cũng có sinh-đồ trạng-nguyên (Nh-đ-m). Trời cho văn-tướng kén tài trạng-nguyên (Nh-đ-m). |
Từ lúc đứa bé ốm , chẳng bao giờ mợ hỏi han bệnh trạng ra sao. |
Những lúc nàng muốn hỏi thăm chồng để xem bệnh trạng , mợ phán cũng ngăn cấm. |
Trương ở trong tình trạng một người không cần gì nữa , chỉ mong xảy đến cho mình một việc , bất cứ việc gì , miễn là khác thường để cho mình quên được sự sống. |
Chàng nói với ông chú cần tiền để ở chung với một người bạn thân hiện đang làm trạng sư , chàng sẽ chia lãi và có chỗ để tập làm việc dần , trước khi thi ra. |
Thảo đoán là vì có chuyện bực tức gì khác chứ không phải là bệnh trạng nguy kịch mà Loan thốt ra những câu chán nản ấy. |
Khi về đến nhà , cố giữ vẻ mặt thản nhiên , vì nàng muốn giấu không cho ai biết bệnh trạng đứa bé. |
* Từ tham khảo:
- trạng huống
- trạng mạo
- trạng nguyên
- trạng ngữ
- trạng sư
- trạng thái