địa chí | dt. Sách ghi chép sông ngòi, núi non, thổ-sản,... một miền, một xứ. |
địa chí | dt. Sách biên chép về địa lí, lịch sử, phong tục, nhân vật... những điều cần biết của một địa phương. |
địa chí | dt (H. chí: ghi chép) Sách ghi chép địa thế, sản vật, phong tục của các địa phương: Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn là một cuốn sách địa chí rất quí. |
địa chí | dt. Sách biên chép các thổ-dân, sản-vật và địa-thế của một địa phương. |
địa chí | d. Sách biên chép về địa thế, dân cư, sản vật của một khu vực. |
Trong Dư địa chí , Nguyễn Trãi viết năm 1435 thì đã có phố Đường Nhân (phố của người Hoa nay tương ứng với phố Hàng Ngang) bán áo diệp , tức là phố này khi đó nằm ven đê. |
(8) Thần Phù : Theo Lịch triều hiến chương loại chí , phần Dư địa chí : cửa Thần Phù là cửa sông ra bể , thuộc huyện Nga Sơn , nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. |
Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép đúng tên các bộ như Toàn Thư đã ghi trên đây , nhưng không có tên bộ Văn Lang. |
324 Châu Định Biên : Nguyễn Thiên Tùng chú thích Dư địa chí của Nguyễn Trãi , có ghi mỏ vàng ở Định Biên , tỉnh Cao Bằng , có lẻ châu Định Biên ở vùng này. |
Mùa xuân , tháng 3 , vua băng ở điện Truường Xuân , gọi là Đại Hành Hoàng Đế , sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi , chôn ở sơn lăng châu Trường Yên (sách địa chí bản cũ chép vua băng vào năm Bính Ngọ (1006) , đó là lấy khi Lê Ngọa Triều xin mệnh (nhà Tống) mà mói , không phải là thực. |
Nguyễn Thiên Túng chú Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng theo thuyết đó mà nói rằng Xiêm La xưa là hai nước Xiêm La và La Hộc. |
* Từ tham khảo:
- địa chủ
- địa cốt bì
- địa cơ
- địa cực
- địa danh
- địa dư