chú | dt. Vai và tiếng gọi người em trai của cha mình hoăckj tiêng gọi tâng em trai mình (nếu mình là đàn-ông) hay em trai của chồng mình (nếu mình là đàn-bà); tiếng gọi những người đàn-ông ngang vai với chú mình hoặc gọi tâng những người trai-tráng: Chú bác, chú em, chú rể, chú tiểu // Tiếng nói trại (trạnh) người khách-trú là ((các chú)) và do đó gọi là chú: Chú tiệm, chú bán tàu-hủ, chú Ba // Tiếng gọi những người có nghề chuyên-môn không vào hàng trí-thức: Chú cai, thầy chú, chú, chú thợ, chú lính. |
chú | đt. Rót vào, chuyên vào, nhắm vào: Chăm-chú. |
chú | đt. Chua, giải-thích, thêm bên cạnh phía dưới hay một nơi khác: Cước-chú. |
chú | dt. Câu nói riêng của các thầy pháp, phù-thuỷ dùng với tà-ma, thánh-thần trong việc trị-bịnh, trừ tà: Thần-chú, niệm-chú, phù-chú. |
chú | - 1 d. 1 Em trai của cha (có thể dùng để xưng gọi). Chú ruột. Ông chú họ. Sẩy cha còn chú (tng.). Chú bảo gì cháu? 2 Từ thiếu nhi dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông đáng bậc chú mình, với ý yêu mến, kính trọng. Cháu yêu chú bộ đội. 3 Từ dùng để chỉ thiếu nhi với ý yêu mến, thân mật. Chú bé. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Từ dùng để chỉ người con trai hoặc người đàn ông trẻ tuổi. Chú tiểu. Chú rể. 5 Từ dùng để chỉ con vật theo lối nhân cách hoá, với ý hài hước. Chú dế mèn. Chú chuột đi chợ đàng xa... (cd.). 6 Từ dùng trong đối thoại để gọi người đàn ông coi như bậc chú của mình với ý yêu mến, kính trọng, hoặc để người đàn ông tự xưng một cách thân mật với người coi như hàng cháu của mình. 7 Từ người đàn ông dùng trong đối thoại để gọi em trai (hay là người phụ nữ dùng để gọi em trai chồng) đã lớn tuổi với ý coi trọng, hoặc người đàn ông dùng để gọi một cách thân mật người đàn ông khác coi như vai em của mình (gọi theo cách gọi của con mình). - 2 I d. Thần chú (nói tắt). Phù thuỷ đọc chú. - II đg. (kết hợp hạn chế). Niệm thần . Tay ấn, miệng chú. - 3 đg. Ghi phụ thêm để làm cho rõ. Chú cách đọc một từ nước ngoài. Chú nghĩa ở ngoài lề. |
chú | dt. 1. Người em của cha: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì (tng.) o Chú ruột o chú họ o ở với chú từ bé. 2. Từ người ít tuổi gọi người đàn ông hơn tuổi mình, đáng bậc chú mình: chú bộ đội o Chú giúp cháu một tay. 3. Từ trỏ cậu bé với ý thân mật: chú bé. 4. Từ trỏ người đàn ông trẻ tuổi đi tu theo đạo Phật hoặc người con trai trong ngày cưới vợ: chú tiểu o chú rể. 5. Từ dùng xưng gọi người chú hoặc dùng để gọi người đàn ông được coi như bậc chú, hoặc để người đàn ông xưng với người được coi như hàng con cháu. 6. Từ người đàn ông dùng gọi em trai (hoặc người phụ nữ dùng gọi em trai chồng) đã lớn tuổi hoặc gọi người đàn ông khác theo cách gọi của con mình. 7. Từ dùng gọi con vật theo lối nhân cách hoá: chú dế mèn o chú gà trống choai o Con mèo mà trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà (cd.). |
chú | I. Rót, trút vào. II. Tập trung (vào điểm, vào vấn đề): chú mục o chú ý. |
chú | đgt. Ghi thêm vào cho rõ: chú bên cạnh o chú giải o chú thích. |
chú | dt. (đgt.). Lời bí ẩn dùng đẻ sai khiến quỷ thần: đọc chú o tay ấn miệng chú o phù chú o thần chú. |
chú | dt 1. Người đàn ông em của cha mình: Sẩy cha còn chú (tng) 2. Người đàn ông ngang vai bố mình ở trong họ, nhưng ở chi dưới: Bố chú ấy là em của ông nội tôi 3. Người đàn ông không cùng họ, nhưng có tuổi ngang với cha chú mình: Chú hàng xóm của tôi; Chú lái xe của anh tôi. đt 1. Ngôi thứ nhất dùng để tự xưng với cháu mình bên nội hoặc với người coi như cháu mình: Đừng khóc nữa, chú mua quà cho 2. Ngôi thứ hai dùng để gọi người em bố mình hoặc người ngang tuổi cha chú mình: Chú cho cháu mượn cái bơm xe 3. Ngôi thứ hai dùng để gọi em trai mình hay em chồng mình, hay người con trai ít tuổi hơn mình: Chú mua hộ anh một quyển vở 4. Ngôi thứ ba chỉ em bố mình, em mình, em chồng mình: Con đừng nghịch sách của chú nhé. |
chú | dt Lời thầy phù thuỷ đọc để làm phép, theo mê tín (cũ): Tên phù thuỷ múa may và đọc chú. |
chú | đgt Ghi lời giải thích: Tác giả đã chú ở dưới trang. |
chú | dt. 1. Em trai của cha mình: Chú cũng như cha. Anh anh, chú chú mừng hớn hỏi, Rượu rượu chè chè thết tả tơi (Ng.b.Khiêm). // Chú bác. 2. dt. và đdt. Tiếng gọi người đàn-ông hầu-hạ, lính-tráng: Chú lính, chú tiểu. // Chú khách. Chú lính. Chú rể. 3. bt. Bạn ít tuổi của cha mình. |
chú | dt. Lời bí-quyết của thầy phù-thuỷ, thầy pháp: Bùa, chú cho lú cho mê. |
chú | đt. Chép nghĩa rõ ràng ở bên cạnh hay ở dưới một bài văn, một quyển sách. // Lời chú. |
chú | đt. Rót (itd); ngb. Để ý, chăm-chỉ vào: Hắn chỉ chú vào có một việc đó thôi, ngoài ra không màn đến. |
chú | d. Lời thầy phù thuỷ đọc để làm phép, theo mê tín. |
chú | d. đ. 1. Em của cha mình và là đàn ông: Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì (tng). 2. Từ đặt trước một danh từ chỉ một người con trai hàng dưới mình: Chú bé. 3. Ngôi thứ nhất dùng để tự xưng khi nói với cháu mình hoặc những người coi như cháu mình: Cháu ngoan, chú mua quà cho. 4. Ngôi thứ hai dùng để gọi người em bố mình hoặc người ngang hàng với em bố mình: Chú cho cháu mượn cái xe đạp. 5. Ngôi thứ hai dùng để gọi em mình hoặc người ngang hàng với em mình, khi mình đã đến một tuổi nào: Chú đi bỏ hộ anh cái thư. 6. Ngôi thứ ba dùng để chỉ em mình, em chồng mình, em bố mình: Con đừng nghịch sách của chú, chú về chú mắng cho. |
chú | đg. Ghi nghĩa hoặc ghi điều cần để ý: Chú thêm ở bên cạnh trang giấy. |
chú | I. Em trai của cha: Chú ruột, chú họ. Cũng có khi người anh dùng tiếng chú mà gọi người em, nghĩa là chú của con mình: Miệng ngọt nhạt của anh như của chú. Văn-liệu: Xảy cha còn chú. Chú cũng như cha. Cháu lú có chú nó khôn. II. Tiếng gọi những người lính-tráng, người hầu-hạ: Chú quyền, chú tiểu. Văn-liệu: Chú khi ni, mi khi khác. |
chú | Lời bí-quyết của những người học ngoại-đạo: Tay ân, miệng chú. Văn-liệu: Bùa không hay, hay về chú. |
chú | Chua nghĩa, dẫn điển-cố, phụ-biên ở bên cạnh hay ở dưới (không dùng một mình). |
chú | Rót. Nghĩa bóng: để ý chăm-chắm vào (không dùng một mình). |
Dưới mái hiên , ngay gần chái nhà bếp , bà Thân , mẹ nàng , ngồi trên mảnh chiếu rách , chăm chú nhặt rau muống. |
Họ đoán với nhau người này , người nọ là cchúrể ? Họ pha trò lắm câu làm nàng phải cười thầm. |
Tất cả mọi người và thứ nhất là bà Tuân đều mong đợi cchúrể. |
Nàng chăm cchúnghe lời mợ phán cũng như nàng thường nghe theo lời mẹ ở nhà. |
Đó chỉ bởi lẽ nàng không chăm cchúcố công làm cho xong xuôi và thường thường vì chán nản , nàng đã để các việc tích trữ lại. |
Nàng làm những việc đó rất lơ đễnh không hề chăm cchú. |
* Từ tham khảo:
- chú dẫn
- chú đánh cha tôi, tôi tha gì chú
- chú giải
- chú hạ
- chú khi ni mi khi khác
- chú mày