chép | đt. Sao y, viết giống bản cũ: Biên chép, ghi chép; Bẻ lau làm viết chép văn, Âu-Dương có mẹ dạy dăn như thầy (CD). |
chép | đt. Mấp-máy hai môi // hai chữ Nữ-tắc trong sách bị mờ không biết ở mục nào (thth) Mở, khởi sự nói, thường thì than-thở: Chớ khi chép miệng chép môi, Chớ nằm một chốc dở đôi ba bề Nữ-tắc |
chép | dt. (động): C/g. Cá gáy, giống cá nước ngọt, ngon thịt, sinh-sản nhiều. |
chép | dt. C/g. Chét, lưỡi sắt dùng giẫy cỏ, xới đất. |
chép | - dt. Thứ cá nước ngọt thường còn gọi là cá gáy: Chẳng được con trắm, con chép, cũng được cái tép, cái tôm (cd). - 2 dt. Đồ dùng bằng sắt, lưỡi mỏng, dùng để xới đất: Dùng cái chép để giẫy cỏ. - 3 1. Viết lại đúng theo một bản đã viết đã in hoặc những lời người khác nói: Đôi lời thầy giảng chép loăng quăng (Tế Hanh) 2. Ghi lại sự việc: Chép sử 3. Làm bài một cách gian lận theo đúng bài của người khác: Bị thầy giáo phạt vì đã chép bài của bạn. |
chép | đgt. 1. Ghi ra từ một bản khác: chép bài của bạn o bản chép tay. 2. Ghi ra thành văn bản: chép vào sử sách những sự kiện quan trọng này. |
chép | dt. Cá chép nói tắt: chẳng được con trắm con chép, cũng được cái tép cái tôm (tng.) |
chép | dt. Đồ dùng để giẫy cỏ, xới đất, có lưỡi bằng sắt hoặc thép mỏng, sắc. |
chép | đgt. Hai môi chập lại rồi mở ra phát thành tiếng, thường để biểu hiện thái độ tình cảm gì: chép miệng xuýt xoa o chép miệng thở dài o chép miệng chép môi (tng.). |
chép | dt Thứ cá nước ngọt thường còn gọi là cá gáy: Chẳng được con trắm, con chép, cũng được cái tép, cái tôm (cd). |
chép | dt Đồ dùng bằng sắt, lưỡi mỏng, dùng để xới đất: Dùng cái chép để giẫy cỏ. |
chép | 1. Viết lại đúng theo một bản đã viết đã in hoặc những lời người khác nói: Đôi lời thầy giảng chép loăng quăng (Tế Hanh) 2. Ghi lại sự việc: Chép sử 3. Làm bài một cách gian lận theo đúng bài của người khác: Bị thầy giáo phạt vì đã chép bài của bạn. |
chép | đt. Biên, ghi, sạo lại: Mực mài nước mắt chép thơ (Ng.Du). // Biên chép, ghi chép. Chép lại. |
chép | dt. Loại cá, có nơi gọi là cá gáy. |
chép | đt. Hai môi chặp lại động thành tiếng: Ăn nhỏ nhẹ chớ đừng chép. |
chép | d. X. Cá chép. |
chép | đg. 1. Viết lại đúng theo một bản đã viết hoặc đã in: Chép bài hát. 2. Ghi lại sự việc: Chép sử. 3. Nhìn trộm bài của người khác để làm bài của mình: Chép bài của bạn. |
chép | đg. Chập hai môi lại vài lần thành tiếng khe khẽ để tỏ ý bực mình. |
chép | Biên ghi, sao lại: Chép sách, chép bài, chép truyện, chép sử v.v. Văn-liệu: Mực mài nước mắt chép thơ (K). Cho nàng ra đấy giữ chùa chép kinh (K). Hứng vui chép lại mấy hàng ca-ngâm (H-Chừ). Một câu dạy bảo muôn nghìn chép ghi (H-Chừ). |
chép | Hai môi chập lại động thành tiếng: Chép môi, chép miệng. Văn-liệu: Chép miệng lớn đầu to cái dại (thơ cổ). Chớ khi chép miệng chép môi, Chớ nằm một chốc giở đôi ba bề (Nữ-tắc). |
chép | Tên một thứ cá, có nơi gọi là cá gáy: Chẳng được con trắm con chép, cũng được cái tép cái tôm. Văn-liệu: Cá chép vật đẻ bè rau, Nghèo đâu dám đọ với giàu đỉnh-chung. |
chép | Đồ dùng bằng sắt, lưỡi mỏng, nhỏ, dùng để dẫy cỏ và xới đất. |
Chàng nhìn đôi môi hé nở của Thu một lúc rồi chép miệng ngồi xuống ghế : chàng mỉm cười nghĩ đến vẻ lãnh đạm của Thu và có cái thú rằng sự trả thù của chàng là ngày kia Thu sẽ yêu chàng và đôi môi của Thu sẽ... Trương nhận ra rằng từ trước đến giờ chàng đã sống như một người đi tìm tình yêu mà ngày hôm nay là ngày chàng tìm thấy. |
. Rồi đến hơn một trang sách biên chép toàn những việc không có liên lạc gì đến Thu |
Trương chép miệng nói với giọng đùa : Cũng chẳng buồn. |
Trương nhận lời và bảo Mỹ đứng đợi để vào trường mượn bài của anh em về chép. |
Nói đến hai chữ " Ngon quá " nàng suýt xoa chép miệng một cái và nuốt trôi được chỗ nước dãi. |
Viết đến đây , Trương nhếc mép mỉm cười , chàng chép miệng " hà " một tiếng rồi viết : " Thu tha lỗi cho anh , anh đã khổ quá rồi. |
* Từ tham khảo:
- chép miệng
- chép miệng chép môi
- chép miệng thở dài
- chẹp bẹp
- chétl
- chét