nhặt | đt. Lượm: Nhặt tờ giấy // C/g Lặt, ngắt bỏ phần không dùng được: Nhặt rau // (B) Gom-góp: Góp nhặt, nhặt tin, nhặt từng đồng; Năng nhặt chặt bị (tng.). |
nhặt | bt. Khít, dày: Nhặt che mưa, thưa che nắng (tng.). // (R) Mau, liền liền: Bắt nhặt bắt khoan // C/g Ngặt, (B) nghiêm-mật, chặt-chẽ: Cấm nhặt, nghiêm-nhặt. |
nhặt | - 1 đgt. Cầm lên cái bị đánh rơi hoặc được chọn lựa: nhặt cánh hoa dưới gốc nhặt của rơi nhặt thóc lẫn trong gạo. - 2 tt. 1. Có khoảng cách ngắn hơn giữa các phần đồng loại đều và nối tiếp nhau: cây mía nhặt mắt Đường kim khâu nhặt mũi. 2. Có nhịp độ âm thanh dày, dồn dập: Tiếng súng lúc nhặt lúc thưa Nhịp chày lúc nhặt lúc khoan. - tt., cổ, đphg Ngặt: cấm nhặt. |
nhặt | đgt. Cầm lên cái bị đánh rơi hoặc được chọn lựa: nhặt cánh hoa dưới gốc o nhặt của rơi o nhặt thóc lẫn trong gạo. |
nhặt | tt. 1. Có khoảng cách ngắn hơn giữa các phần đồng loại đều và nối tiếp nhau: cây mía nhặt mắt o Đường kim khâu nhặt mũi. 2. Có nhịp độ âm thanh dày, dồn dập: Tiếng súng lúc nhặt lúc thưa o Nhịp chày lúc nhặt lúc khoan. |
nhặt | tt. Ngặt: cấm nhặt. |
nhặt | 1. Cầm lấy một vật đã rơi: Nhặt cái bút đánh rơi. 2. Ngẫu nhiên thấy mà cầm lấy: Ai nhặt được cái quạt của tôi. 3. Chọn phần tốt, bỏ phần xấu: Nhặt rau. 4. Kiếm về dùng: Vào rừng nhặt củi. |
nhặt | tt, trgt Mau; khít, Trái với thưa và khoan: Đan thưa, đan nhặt; Tiếng khoan tiếng nhặt (tng); Quan phòng then nhặt lưới mau (K). |
nhặt | đt. 1. Cầm vật gì rơi mà đưa lên: Nhặt được cái bóp tiền. 2. Lượm từng cái một rồi dồn lại: Nhặt lúa. Nhặt tin. |
nhặt | tt. 1. Mau, liền, khít trái với thưa: Ca chèo nhịp nhặt, nhịp khoan (Nh.đ.Mai) 2. Nghiêm mật: Cấm nhặt. Đêm thu đằng-đẵng nhặt cài then mây (Ng.Du) |
nhặt | .- đg. 1. Cầm lên một vật đã rơi: Nhặt cái bút. 2. Cầm từng cái để vào một chỗ: Nhặt khoai vào bồ. 3. Ngẫu nhiên mà thấy: Nhặt được một cái quạt ở đường cái. 4. Đi kiếm về để dùng: Vào rừng nhặt củi. 5.Lựa chọn để chia từng hạng, để tìm phần tốt: Nhặt cau; Nhặt rau. |
nhặt | .- t, ph. 1. Sít với nhau: Phên đan nhặt; Đũa bó nhặt. 2. Nói âm thanh liền nhau: Tiếng khoan, tiếng nhặt. |
nhặt | 1. Cầm vật gì rơi mà đưa lên: Nhặt đồng tiền. 2. Lựa từng cái mà nhón lấy: Nhặt cau, nhặt rau. |
nhặt | 1. Mau, liền, trái với thưa: Đan thưa, đan nhặt. Tiếng khoan, tiếng nhặt. 2. Nghiêm-mật: Pháp-lệnh nghiêm-nhặt. Văn-liệu: Bắt khoan bắt nhặt. Nhặt che mưa, thưa che gió (T-ng). Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa (K). Đêm thu đằng-đẵng nhặt cài then mây (K). Ca chèo dịp nhặt, dịp khoan (Nh-đ-m). |
Dưới mái hiên , ngay gần chái nhà bếp , bà Thân , mẹ nàng , ngồi trên mảnh chiếu rách , chăm chú nhặt rau muống. |
Bà Thân đã nhặt xong ba mớ rau. |
Bà quét nhà , nhặt cỏ ngoài vườn , hay lại chẻ nắm tăm giúp Trác. |
Bà Thân ngồi ngay bên nàng nnhặtđỗ để ngày mai thổi xôi cúng tuần. |
Bà vừa nnhặtnhững hạt đậu xấu , vừa lẩm bẩm : " Có mấy hạt đỗ mà cứ nhịn để cho mọt đục. |
Bà Thân nnhặtmấy miếng củ cải bắn ra đất , bỏ vào rổ rồi nói một mình : Từ ngày con không ở nhà nữa , bà Tuân cũng chẳng thấy lại chơi. |
* Từ tham khảo:
- nhặt hàng sông, đông hàng con
- nhặt nhạnh
- nhấc
- nhâm
- nhâm độn
- nhâm hôi