mặn | bt. Vị có nhiều chất muối: Cá mặn, canh mặn, mắm mặn, nước mặn; Tay bưng đĩa muối chắm gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau (CD). // Cá thịt: Ngã mặn, Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối // a) Đậm-đà, thấm-thía, thâm-trầm: Tình mặn nghĩa nồng; Chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng (K). // b) Duyên-dáng ưa nhìn: Vẻ nào cũng mặn, nét nào chẳng ưa (K). // Ưa thích, ham-chuộng: Nó mặn cô đó lắm. |
mặn | - tt 1. Có muối: Vùng nước mặn. 2. Có nhiều mắm muối quá: Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng (cd); ăn canh mặn nên khát nước. 3. Có thịt, cá: Nhà sư ăn chay không ăn cỗ mặn. 4. Đậm đà, đằm thắm: Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (K). - trgt 1. Đậm đà: Phong sương được vẻ thiên nhiên, khen nét bút, càng nhìn càng tươi (K). 2. Nói ăn thức ăn có thịt cá: ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối (tng). |
mặn | tt. 1. Có vị của muối: nước mặn o rửa chua khua mặn. 2. (Thức ăn) có độ mặn hơn bình thường, khó ăn: canh mặn quá. 3. (Liên hoan) có cỗ bàn, thịt cá, trái với ăn chay, ăn ngọt: tiệc mặn o liên hoan mặn. 4. Thiết tha, nồng đượm: mặn tình o chẳng mặn mua nên mới cố tình trả rẻ thế. |
mặn | tt 1. Có muối: Vùng nước mặn. 2. Có nhiều mắm muối quá: Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng (cd); ăn canh mặn nên khát nước. 3. Có thịt, cá: Nhà sư ăn chay không ăn cỗ mặn. 4. Đậm đà, đằm thắm: Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (K). trgt 1. Đậm đà: Phong sương được vẻ thiên nhiên, mặn khen nét bút, càng nhìn càng tươi (K). 2. Nói ăn thức ăn có thịt cá: ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối (tng). |
mặn | tt. Nói về vị có nhiều chất muối: Nước mặn. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước (C.d) Ngb. 1. Đậm-đà nồng nàng: Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (Ng.Du) Mặn tình trăng gió, lạt tình lửa hương (Bích-Câu) 2. Có duyên: Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa (Ng.Du) |
mặn | .- t. 1. Có muối: Nước mặn. 2. Có nhiều muối, trái với nhạt: Ăn canh mặn khát nước. 3. Có thịt, trái với chay: Bánh mặn; Cỗ mặn. 4. Đậm đà, đằm thắm: Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (K). |
mặn | Nói về vị có nhiều chất muối. Trái với nhạt: Canh mặn. Nước mặn. Nghĩa bóng: đậm-đà: Mặn tình trăng gió, nhạt tình lửa hương (B-C). Văn-liệu: Ăn mặn khát nước. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối (T-ng). Mặn này bõ nhạt ngày xưa, Nắng này cho bõ cơn mưa dọc đường (C-d). Mặn nồng một vẻ một ưa (K). Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa (K). Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng (K). Tuổi vừa hai bảy, dung-nhan mặn mà (L-V-T). |
Ðôi khi quán sớm , chợ chiều , cái sắc đẹp tươi tắn , cái vẻ duyên mặn mà của nàng đã làm xiêu lòng bao khách đi đường. |
Chàng cảm động nghĩ đến những cái vụng trộm khác , trốn vợ đi hát mở từng chai sâm banh , và lấy làm lạ rằng những lúc đó sao không áy náy bằng khi ăn có hai xu đậu đen chấm muối vừng rang mặn. |
Bỗng mùa nước mặn năm ngoái , bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. |
Vả lại , nếu chỉ vì bùa mê mà chồng tôi mới yêu tôi thì tôi chẳng ham đâu ! Nghĩ tới lúc mới lấy nhau , hai vợ chồng yêu thương nhau thắm thiết mặn nồng , hết lòng chiều chuộng nhau mà Liên không khỏi rơi hai hàng lệ. |
Nếu mai ông muốn dùng cơm mặn , xin bảo bà Hộ làm riêng để ông dùng. |
Ông quen ăn mặn nên dùng vài bữa cho biết mùi , chứ ông ăn mãi cơm chay thế nào được. |
* Từ tham khảo:
- mặn mặn
- mặn miệng
- mặn mòi
- mặn nồng
- mặn phấn tươi son
- mặn tình cát luỹ lạt tình tao khang