lột | đt. Bóc ra, tuột ra: Lột lá; Tôm càng lột vỏ để đuôi, Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già (CD) // (R) Tới thời-kỳ thay vỏ, thay da: Cua lột, tôm lột, ve lột; Rắn già rắn lột, người già người tột vào săng (tng) // Cổi ra, dùng sức mạnh lấy của người: Bị lột hết vòng-vàng; Bóc-lột // Lộ được hết ý-tứ trong câu văn hay trong điệu-bộ: Lột hết tinh-thần. |
lột | - I. đg. 1. Bóc ra : Lột áo ; Lột da. Lột mặt nạ. Bóc trần bộ mặt giả dối cho mọi người biết : Lột mặt nạ bọn phản động đội lốt thầy tu. 2. Cướp bóc : Bọn gian phi lột khách qua đường. 3. Lấy được hết cái hay trong câu văn hay bài văn : Dịch khéo lột hết được tinh thần nguyên văn. II. t. Bong lớp da ngoài ra, để thay da : Rắn lột. |
lột | đgt. 1. Lấy phần vỏ, phần da bao bọc bên ngoài: lột vỏ sắn o lột da con thú o Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già (cd.). 2. Cởi, tháo những thứ mang trong người ra: lột giày o lột nón chào. 3. Trút bỏ, thay lớp vỏ, lớp da bên ngoài, theo mùa, tuổi của một số loài động, thực vật: cua lột vỏ o cây lột vỏ. 4. Tước lấy một cách thô bạo: bị lột hết tiền o Bọn cướp lột hết đồ trang sức. 5. Làm lộ ra bản chất đang ẩn tàng hoặc che giấu: lột mặt nạ o Bình như thế chưa lột được ý thơ của tác giả. |
lột | đgt 1. Bóc đi: ăn chuối không biết lột vỏ (tng). 2. Lấy đi cái đương mặc: Lột áo; Lột quần. 3. Lấy của cải của người ta: Tên kẻ cướp lột hết tiền của khách đi xa. 4. Thay vỏ, thay xác: Cua lột vỏ; Rắn lột xác. 5. Lấy được hết cái tinh túy của một bài văn: Dịch khéo nên đã lột được hết tinh thần của bài văn. |
lột | đt. 1. Bóc tuột ra: Lột vỏ chuối, Ướt như chuộc lột. Lột vỏ. Lột mặt nạ. Lột áo. Lột sạch. 2. Thay đổi lốt: Rắn lột vỏ. // Cua lột. Ngr. Lấy, cướp hết: Quân cướp lột hết tiền của hành khách. Ngb. Lấy hết ý-tứ, tính cách: Lột hết tinh thần của vỡ kịch. |
lột | .- I. đg. 1. Bóc ra: Lột áo; Lột da. Lột mặt nạ. Bóc trần bộ mặt giả dối cho mọi người biết: Lột mặt nạ bọn phản động đội lốt thầy tu. 2. Cướp bóc: Bọn gian phi lột khách qua đường. 3. Lấy được hết cái hay trong câu văn hay bài văn: Dịch khéo lột hết được tinh thần nguyên văn. III. Bong lớp da ngoài ra, để thay da: Rắn lột. |
lột | Bóc tuột ra: Lột khăn. Lột áo. Lột da. Nghĩa rộng: cướp lấy hết của người ta: Kẻ cướp lột của hành-khách. Nghĩa bóng: bóc lấy ý-tứ trong một bài văn bài luận: Lột ý trong một bài văn cổ. Văn-liệu: Giống như lột (T-ng). Lột da nhồi trấu (T-ng). Rắn già rắn lột, Người già người thụt vào săng (T-ng). Cổi xiêm, lột áo sỗ-sàng (K). |
Nay thấy cô chủ ngỏ lời đem bán đi thì ông ta bỗng có cảm tưởng bị ức hiếp , bóc lột. |
Thế là bị nó lột quần áo đánh một trận thừa sống thiếu chết thầy ạ. |
Chúng tôi nghĩ đến , rồi thương hại những người lữ khách vào giờ này hãy còn trên đường vắng , ướt như chuột lột và run như cầy sấy , đi vội vàng để tìm một chỗ trú thân. |
Về kinh tế , chúng bóc lột dân ta đến xương tủy , khiến cho dân ta nghèo nàn , thiếu thốn , nước ta xơ xác , tiêu điều. |
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. |
Cây khô lột vỏ khó trèo Mẹ ơi thương với dân nghèo mồ côi ! Mồ côi tội lắm , bớ trời ! Đói cơm không ai đỡ , lỡ lời không ai bênh. |
* Từ tham khảo:
- lột mặt nạ
- lột sà lột sột
- lột sột
- lột tả
- lột trần
- lơ