giao | đt. Trao, đưa với ý hay lời phó-thác: Giao nợ, giao nhà, giao tiền, bàn-giao // Cam-kết, hẹn-hò, trao-đổi: Lời giao thâm-giao, giao ăn-thua đủ // Cụng lại, đâu lại, kết dính nhau, giáp nhau: Giao đầu tiếp nhĩ. |
giao | dt. Keo, chất dính: A-giao. |
giao | dt. Đất trống ngoài thành: Nam-giao // (R) Việc vua tế Trời Đất. |
giao | - 1 I đg. Gặp nhau ở một điểm, trên hai hướng khác nhau; cắt nhau. Hai đường thẳng giao nhau. Cành lá giao nhau kết thành tán rộng. - II d. Tập hợp các phần tử thuộc đồng thời hai hay nhiều tập hợp đã cho. - 2 đg. Đưa cho để nhận lấy và chịu trách nhiệm. Giao hàng. Giao việc. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. |
giao | I. đgt. 1. Đưa để nhận và chịu trách nhiệm: giao hàng o giao hoàn o giao lưu o giao phó o giao thừa o bàn giao. 2. Gặp nhau ở một điểm: hai đường thẳng giao nhau o giao điểm o giao đoạn o trực giao o tương giao. II.* Có quan hệ qua lại: giao bái o giao binh o giao cảm o giao cấu o giao chiến o giao dịch o giao du o giao duyên o giao đấu o giao hảo o giao hoà o giao hoán o giao hội o giao hợp o giao hưởng o giao hữu o giao kèo o giao kết o giao lân o giao liên o giao lưu o giao phong o giao phối o giao thiệp o giao thoa o giao thông o giao thông hào o giao thời o giao tiếp o giao tình o giao tranh o giao ước o bang giao o ngoại giao o tạp giao o thần giao cách cảm o tư giao o xã giao. III.* Kết bạn: kết giao o quảng giao o sơ giao o tâm giao. |
giao | đgt 1. Đưa cho: Giao tiền cho vợ; Giao thư tận tay 2. Yêu cầu thực hiện điều gì: Khi giao công tác cho cán bộ cần phải chỉ đạo rõ ràng (HCM). |
giao | đgt 1. Nói hai đường có hướng khác nhau nhưng có chung một điểm: Đường sắt và đường bộ giao nhau; Kẻ hai đường thẳng giao nhau 2. Giao hợp nói tắt: Hai con mèo giao nhau. |
giao | đt. 1. Đưa, trao cho: Giao tiền, giao bạc. 2. bt. Tiếp giáp nhau: Hai đường giao nhau. // Đường giao. Đưởng thẳng giao. 3. (khd) Đi lại hoà-hợp với nhau: Giao-dịch, giao-cấu. |
giao | (khd). Keo: A-giao. |
giao | dt. Lễ tế trời của nhà vua: Lễ Nam-Giao, giao đàn.. Tế Nam-Giao, tế trời đất, cứ ba năm một lần, ở trên đài phía Nam-thành Huế. |
giao | .- đg. Đưa cho để làm, để giữ: Giao việc; Giao tiền. |
giao | .- đg. 1. Gối vào nhau, châu vào nhau: Để hai chiếc đũa giao đầu vào nhau. 2. "Giao hợp" nói tắt. 3. (toán). Cắt: Hai đường thẳng giao nhau. |
giao | 1. Đưa cho, trao cho: Giao tiền, giao việc. Văn-liệu: Vài ngày huyện-vụ giao xong (Nh-đ-m). Phòng văn giao mặc viết kinh (Nh-đ-m). 2. Hai bên đi lại hoà hợp với nhau: Giao-du, giao-hiếu, giao-cấu. 3. Tiếp-giáp nhau: Giao-thời, giao-tiết. |
giao | Con thuồng-luồng. |
giao | Lễ tế trời của nhà vua: Nước ta ba năm một lần tế giao. |
giao | Keo (không dùng một mình). |
Dần dần viết được dăm ba câu tiếng tây ngăn ngắn và đọc hiểu qua loa được những tờ yết thị dán trong ga , ông sếp bèn ggiaocho việc thu vé. |
Còn món tiền cưới , năm mươi chín đồng thừa lại , bà cũng ggiaocả cho Trác và dặn rằng : Cái của này là của con ! Mẹ không muốn giữ lại làm gì , tiêu pha phí phạm cả đi , rồi mang tiếng là bán con để ăn sung mặc sướng. |
Thấy Trác không còn bỡ ngỡ như trước nữa , mợ phán ggiaocả cho việc chợ búa. |
Dần dần về sau mợ cứ ggiaotiền rồi dặn : " Liệu đấy mà mua. |
Mà quyền hành trong nhà phải giao phó cho cô cả. |
" Chắc trong hơn một năm nay em cũng không biết phong phanh rằng anh mắc bệnh ho , nhưng có một điều em không biết và không ai biết cả trừ thầy thuốc và anh... " Viết đến đây , Trương thoáng nghĩ đến Mùi và bức thư giao cho Mùi. |
* Từ tham khảo:
- giao3*
- giao ban
- giao binh
- giao bóng
- giao ca
- giao cảm