đối tượng | dt. Sự-vật làm đích nhắm để hành-động: Đối-tượng của một diễn-giả là thính-giả. |
đối tượng | dt. 1. Người, sự vật, hiện tượng được con người nghiên cứu và hành động: đối tượng nghiên cứu o đối tượng phục vụ. 2. Người đang được tìm hiểu để kết nạp vào một tổ chức hoặc để kết thân trong quan hệ yêu đương: đối tượng Đảng o lớn tuổi rồi vẫn chưa tìm được đối tượng. |
đối tượng | dt (H. tượng: hình trạng) 1. Sự vật nhằm vào để nghiên cứu hoặc hoạt động: Cái mới là đối tượng, là nội dung, là mục tiêu của nghệ sĩ (PhVĐồng) 2. Kẻ ta nhằm vào để đấu tranh: Đế quốc và phong kiến là hai đối tượng chủ yếu của cách mạng Việt-nam (Trg-chinh). |
đối tượng | dt. Vật mình nghĩ tới, tưởng tới, vật bên ngoài trí não mình. |
đối tượng | d. Sự vật làm đích cho sự nghiên cứu và hành động của con người: Đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ là thực dân phong kiến. |
Ông quên cả thói quen nghề nghiệp là vừa giảng giải vừa thăm dò phản ứng của người nghe để đo lường hiệu quả , chấn chỉnh cách nói cho phù hợp với đối tượng. |
Không biết có phải lão buồn vì công lặn lội của mình chẳng đem lại một kết quả gì , hay bởi con mụ vợ Tư Mắm đã theo thằng quan ba trở ra chợ Rạch Giá thế là mất đối tượng chính nên lão nản lòng bỏ đi chăng. |
không được may mắn lắm về đường tình ái , nói nôm na là tán cô nào cũng hỏng , cuối cùng nhiều phen tình yêu nơi anh trở thành tình yêu một phía nghĩa là chỉ anh tự hiểu với anh , ngoài ra anh có kể cho ai thì bạn bè biết thôi , chứ không sao gây được bất kỳ chút xúc động nào nơi đối tượng. |
Nhưng nói cũng như viết ở Nguyễn Khải bao giờ cũng là một cách để thuyết phục người đọc , và thường chỉ sau khi ông xong việc ra về , đối tượng ông vừa thuyết phục mới có dịp nhẩn nha ôn lại để hiểu điều ông vừa nói. |
Hơn thế nữa , ông còn biết mang lại cho đối tượng cái cảm giác như đang tự nói với mình. |
Những nhà văn lớn trên thế giới , thường cùng lúc , cảm thấy cả hai phương diện ấy của cùng một đối tượng. |
* Từ tham khảo:
- đối ứng
- đối với
- đối xử
- đối xứng
- đối xứng hai bên
- đối xứng toả trò