đại hạn | tt. Nắng hạn thật lâu (ở đầu mùa mưa): Gặp năm đại-hạn mất mùa. |
đại hạn | - dt. (H. đại: lớn; hạn: nắng lâu không có mưa) Thiên tai gây ra do lâu ngày không mưa, nên đồng ruộng khô nẻ: Nhờ có công trình thuỷ lợi, nên nông dân bớt lo nạn đại hạn. |
đại hạn | Nắng liên tục kéo dài, gây hạn lớn kéo dài, ruộng đồng khô nẻ: Đại hạn kéo dài, đồng khô cỏ cháy. |
đại hạn | dt (H. đại: lớn; hạn: nắng lâu không có mưa) Thiên tai gây ra do lâu ngày không mưa, nên đồng ruộng khô nẻ: Nhờ có công trình thuỷ lợi, nên nông dân bớt lo nạn đại hạn. |
đại hạn | dt. Nắng to và lâu ngày: Mừng như đại hạn gặp mưa. |
đại hạn | d. Thiên tai gây ra do lâu ngày không mưa, làm cho đồng ruộng khô đi. |
đại hạn | Nắng lâu, đồng-áng khô-khan: Năm nào đại-hạn thì mất mùa. |
Thầy bảo bây giờ nên làm thế nàỏ Cụ đồ gật gù đáp : Con cứ để yên mặc họ , con ạ ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao ! * Năm ấy vùng Thanh đàm trời làm đại hạn. |
Tôi là Bạch Long hầu , may bây giờ hãy còn năm đại hạn , mới có thì giờ rỗi đi chơi lăng băng , chứ nếu Ngọc Hoàng có sắc chỉ truyền đi làm mưa thì chẳng còn đâu thì giờ nhàn để đi làm nghề bói ở nhân gian nữa. |
Cao Tông nói : "Ví như năm đại hạn , ta dùng người làm mưa rào". |
Mùa hạ , tháng 6 , đại hạn. |
Mùa hạ , tháng 4 đại hạn , phát thóc , và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo. |
Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông , gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo , trước sau một lòng , đều là thành thực. |
* Từ tham khảo:
- đại hình
- đại hoả
- đại hoàng
- đại hoành
- đại học
- đại học sĩ