xấu xa | tt. Nh. Xấu-xí: Mặt-mày xấu-xa; Xấu xa cũng thể chồng ta, Dẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người (CD). // Nh. Xấu-hổ: Ong qua bướm lại đã thừa xấu-xa (K). |
xấu xa | - tt. Xấu đến mức tồi tệ đáng hổ thẹn, đáng khinh bỉ: hạng người xấu xa tính nết xấu xa Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa (Truyện Kiều). |
xấu xa | tt. Xấu đến mức tồi tệ đáng hổ thẹn, đáng khinh bỉ: hạng người xấu xa o tính nết xấu xa o Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa (Truyện Kiều). |
xấu xa | tt 1. Đáng chê, đáng hổ thẹn: Việc làm xấu xa. 2. Xấu nói chung: Xấu xa cũng thể chồng ta, dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người (cd). |
xấu xa | tt. Hổ-thẹn nhơ-nhớp: Làm điều xấu-xa. |
xấu xa | .- Đáng chê, đáng hổ thẹn: Mặt mũi xấu xa. |
xấu xa | Hổ-thẹn lắm: Không nên làm những điều xấu- xa. |
Vả Tạc cũng chả đến nỗi đần độn , xxấu xacho lắm. |
Sau cuộc tình duyên oái oăm giữa chàng với Thu , tấm ái tình bình tĩnh và đơn giản của Nhan an ủi chàng như một lời nói dịu ngọt ; chàng không phài băn khoăn nghĩ ngợi xem có nên đi chơi núi với Thu nữa không ; chàng không phải khó nhọc mới rứt bỏ một ý tưởng đánh lừa Thu để báo thù , để thoả được cái thú làm cho mình xấu xa hèn mạt hơn lên. |
Chàng thấy lòng chàng cũng yên lặng như mặt sông và bao nhiêu những tội lỗi xấu xa của đời cũ như đã gột sạch hết. |
Thật là một xã hội xấu xa , mà xấu xa vì nghèo khổ quá. |
Cái đời đầu đường xó chợ ấy ngay từ thuở còn nhỏ đã dạy cho tôi hiểu rằng : muốn cho người ta dễ có lòng thiện thì phải làm thế nào cho người ta khỏi nghèo khổ , mà một xã hội nghèo khổ thì bao giờ cũng dễ thành một xã hội xấu xa. |
Nhưng câu ấy chàng không nói ra , đã bao nhiều lần như thế rồi , hể muốn nói đến những cái xấu xa , yếu hèn thì chàng thấy như định ám chỉ một người nào trong nhà. |
* Từ tham khảo:
- xấu xỉnh
- xâyl
- xây
- xây bồ bồ
- xây cá nại
- xây cất