tiến hoá luận | dt. Học-thuyết cho rằng vạn-vật luôn-luôn nẩy-nở và biến-đổi, nên để tâm nghiên-cứu con đường tiến-hoá và nguyên-nhân sự tiến-hoá ấy. |
tiến hoá luận | Nh. Thuyết tiến hoá. |
tiến hoá luận | dt Thuyết chủ trương có quá trình phát triển lịch sử và biến đổi từ thấp lên cao, chứ không cố định: Tiến hoá luận do Darwin để xướng. |
tiến hoá luận | dt. Học thuyết căn-cứ trên sự tiến hoá, cho rằng sự tiến-hoá là một định-luật tự-nhiên và tổng quát của các sinh vật, của vật chất, của cuộc đời, của tinh-thần, của các xã-hội: Theo tiến-hoá luận, luật nhân-quả bao trùm cả vạn vật và những hiện-tượng thiên-nhiên làm cho thế giới thành một khối diễn qua những trạng thái thay đổi của nó và phát sinh ra những hình-thức vô-cơ trước (đất, đá...) rồi đến những hình-thức sinh-hoạt sau (sinh-vật). Sự cấu-tạo ấy, theo H.Spencer và thuyết của ông ta, đi từ một trạng thái ô-hợp, rời-rạc qua một trạng-thái nhứt định và có liên lạc. Ông ta muốn trình bày "lịch-sử tổng-quát" của thế-giới với cái "dĩ-vãng và tương-lai của nó" bằng cách đưa vũ trụ ra từ cái hình-thức vô-định và mù mờ của tinh-vân, đi qua các hệ thống như thái-dương hệ với những hành-tinh và vệ tinh cách rời mặt trời, rồi đến trái đất đã phân biệt nơi nào là nước, nơi nào là đại lục để cuối cùng tới các sinh-vật chia loại khác nhau và nhứt-định. Quan-niệm triết-lý trên đây, qua thế-kỷ thứ 19 rất được người ta hoan nghinh vì nó hợp với ý-niệm tiến bộ, ý niệm khoa học đương thời phát triển, nhất là đã làm nẩy nở ra một vài thuyết khác như biến-hình luận (xt. nầy) mà người ta căn-cứ vào để giảng giải sự biến-đổi hình-thức của nhiều loại động-vật hay thực vật, tuỳ theo hoàn-cảnh chung-quanh. Theo Spencer, thì những trạng-thái biến-đổi trong người, trong tâm-lý, trong các dây thần-kinh đều tuỳ thuộc những hiện-tượng bên ngoài. Như vậy là có thể giảng giải sự thích-ứng tính-chất của sinh-vật với khí-hậu, trạng-thái tinh-thần con người với xã-hội, thói quen với hoàn-cảnh. Cho đến, đạo lý, trong một hệ-thống như thế, cũng phải trở nên một "cái vật" tuỳ lúc mà biến-đổi. Cuộc đời trên thế gian, cuộc tiến hoá của loài người sẽ tuỳ theo những định-luật đã cấu tạo ra nó và sự quan-hệ giữa quyền-lợi cá nhân với quyền lời đoàn thể cũng sẽ phát triển đến một sự hợp-tác tiềm-tiến do một định-luật tự-nhiên chi phối. |
Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Từ điển là sách công cụ, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để tra cứu, vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm cần tìm.
“Từ điển tiếng Việt” là từ điển giải thích tiếng Việt; là loại sách tra cứu cung cấp thông tin về các từ ngữ, từ điển có chức năng xã hội rất rộng. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp, học tập tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, góp phần chuẩn hóa ngôn ngữ cũng như công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ điển còn giúp mở rộng hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm.
Từ điển cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển của văn hóa, giáo dục, đối với việc nâng cao dân trí, đối với sự phát triển của bản thân ngôn ngữ và việc mở rộng giao lưu giữa những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Cần phải quảng bá, phổ biến để dân biết lựa chọn những cuốn từ điển có chất lượng, dần tạo thành thói quen tra cứu từ điển của mọi người. Từ đó mới phát huy vai trò của từ điển trong sử dụng ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các cuốn từ điển tra cứu ở đây, được tham khảo từ các nguồn từ điển:
* Từ điển - Lê Văn Đức.
* Từ tham khảo:
- tiến quân
- tiến sĩ
- tiến thân
- tiến thân cầu sủng
- tiến thoái
- tiến thoái duy cốc