thổi | đt. Chúm miệng xì hơi ra: Thổi lửa, thổi sáo, Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược (tng). // Thụt hơi cho lửa cháy già: Thổi bạc, thổi vàng. // Nấu nướng: Thổi cơm, thổi xôi; Bao giờ cho đến tháng năm, Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn. (CD). // Nói về không khí chuyển động thành gió: Gió đâu thổi mát sau lưng, Dạ sao lại nhớ người dưng vô cùng (CD). // Lò ra tiếng to: ốc thổi; Mười giờ tàu lại Bến-thành, Xúp-lê vội thổi bộ hành lao-xao (CD). // Xúi giục, khiêu-khích: Thổi vô mấy câu cho sanh chuyện. // Ăn cắp: Có cây bút máy, bị điêm thổi mất. // Dùng máy hơi xịt vào: Sơn thổi, thổi đen, thổi màu. |
thổi | - đg. 1. Sinh ra gió bằng hơi phát từ mồm : Thổi cho bếp cháy to. 2. Làm cho đầy không khí bằng hơi phát từ mồm : Thổi cái bong bóng lợn.3. Sinh ra âm thanh bằng hơi mồm thổi vào một số nhạc cụ : Thổi sáo. 4. Nói không khí chuyển động thành gió : Bão thổi đổ nhà. 5. Tâng bốc, nịnh nọt (thtục) : Bồi bút thổi quan thầy. - đg. 1. Nấu gạo thành cơm hoặc xôi. 2. Làm cho chảy mềm các kim loại : Thổi vàng. |
thổi | đgt. 1. Chúm miệng và hắt mạnh luồng hơi ra: thổi tắt ngọn đèn o thổi cho bếp cháy to. 2. Làm cho kèn, sáo... phát thành tiếng bằng luồng hơi thoát ra từ miệng: thổi sáo o thổi kèn. 3. (Không khí) chuyển động thành luồng gió: Gió thổi mạnh. 4. Nói quá, phóng đại sự thật: thổi thành tích o thổỉ sự việc quá đáng. |
thổi | đgt. Nấu (cơm, xôi): thổi cơm sáng o thổi một chõ xôi. |
thổi | đgt 1. Nói không khí chuyển động thành gió: Gió năm châu đương thổi tới làm mát mẻ lòng ta (BĐGiang) 2. Khiến hơi bật mạnh từ mồm ra: Thổi cho bếp cháy to 3. Làm cho một vật phồng lên bằng hơi phát từ mồm ra: Thổi cái bong bóng cho trẻ em chơi 4. Dùng hơi mồm làm cho tắt đi: Thổi cây nến 5. Dùng hơi cho một nhạc khí phát ra thành tiếng: Ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng (tng); Khi buồn sáo thổi kèn đôi cũng buồn (cd) 6. Làm cho to hơn lên: Thổi thành tích lên 7. Tâng bốc để nịnh: Là cấp trên không nên nghe lời cấp dưới thổi. |
thổi | đgt Nấu gạo thành cơm hay xôi: Sáng nào chị ấy cũng dậy sớm thổi cơm; Bà cụ thổi xôi gấc. |
thổi | đt. 1. Làm cho hơi trong miệng phì ra mạnh: Thổi lửa. || Thổi hơi vào. 2. Nói luồng không khí chuyển-động mạnh: Gió hiu hiu thổi một vài bông lau. 3. Chụm miệng lại phì hơi vào một thứ nhạc-khí cho ra tiếng: Thổi sáo. || Thổi kèn. Ngr. Vang thành tiếng nhạc: Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng (Đ.thị.Điểm). 4. Nấu: Thổi cơm. 5. Làm cho kim-loại chảy ra: Thổi vàng. |
thổi | 1. Làm cho hơi phì ra thật mạnh: Thổi lửa. Thổi bễ. Thổi bụi. Nghĩa rộng:Nói về luồng không-khí chuyển-động mạnh như thổi: Gió thổi. Nghĩa bóng: Xui phỉnh, làm cho dậy lên: Thổi mấy câu làm cho nó sướng. Văn-liệu: Lớn như thổi. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Người thổi sáo, người bịt lỗ. Người thổi kèn, người bưng lỗ. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng-vọng (Ch-ph). Chồng hen lại lấy vợ hen, Đêm nằm cò-cử như kèn thổi đôi (C-d). Gió hiu-hiu thổi một vài bông lau (K). 2. Chúm miệng lại mà phì hơi vào một thứ nhạc-khí gì để phát ra tiếng: Thổi kèn. Thổi sáo. 3. Chụm miệng lại mà phì hơi vào cho lửa cháy lên để làm cho chín các đồ ăn: Thổi cơm. Thổi xôi. 4. Làm cho vàng bạc chảy ra, mềm ra: Thổi vàng. Thổi bạc. |
Nàng vui vẻ thấy đống thóc gần gọn gàng : nhưng nàng vẫn không quên rằng hót xong thóc lại còn bao nhiêu việc khác nữa : tưới một vườn rau mới gieo , gánh đầy hai chum nước , thổi cơm chiều , rồi đến lúc gà lên chuồng , lại còn phải xay thóc để lấy gạo ăn ngày hôm sau. |
Bà Thân không để ý gì đến câu nói của khách , âu yếm nhìn con : Mẹ định thổi cơm , nhưng lại có cụ đến chơi , thành ra gạo cũng chưa vo. |
Mẹ cứ để con gánh nước xong , rồi con thổi cũng vừa. |
Bà Thân ngồi ngay bên nàng nhặt đỗ để ngày mai tthổixôi cúng tuần. |
Song vì nàng cho đó là một việc tự nhiên , tự nhiên như ngày nào nàng cũng phải tthổicơm , gánh nước , tưới rau , xay lúa... Vả bao nhiêu con gái trong làng cũng lấy chồng , cũng có con cả. |
Sáng sớm hôm sau , cũng quen như ở nhà với mẹ , gà vừa gáy , nàng đã dậy xếp nồi tthổicơm , nhưng nàng ngạc nhiên thấy thằng nhỏ bảo : " ở đây không ăn cơm vào buổi sáng. |
* Từ tham khảo:
- thổi nấu
- thổi ngạt
- thổi phồng
- thối
- thối
- thối