tặc lưỡi | - Nh. Tắc lưỡi. |
tặc lưỡi | đgt. Bật lưỡi một cái thành tiếng, thường để cho qua một sự việc không bằng lòng: tặc lưỡi cho qua. |
tặc lưỡi | đgt Như Tắc lưỡi: Tặc lưỡi mà tiếc chẳng đi đến đâu (Sơn-tùng). |
tặc lưỡi | .- Nh. Tắc lưỡi. |
Nhìn cái mũ dạ dúm dó , bẩn thỉu , chàng hơi hối hận , nhưng vội tặc lưỡi nói một câu để tự an ủi : Chắc thằng cha mới ăn cắp được của ai... Đáng kiếp ! Rồi chàng bảo người kéo xe : Cho anh cái mũ này. |
Đúng là nó ! Lão Ba Ngù khẳng định như vậy , và chờ cho mọi người đưa mắt ngơ ngác đợi lão nói tiếp , lão mới e hèm mấy cái , tặc lưỡi : Chà , nó không phải cùi đâu ! Nó lấy thịt thối buộc giẻ rách bó vào chân , ruồi nhặng đến bu vo ve , ai thấy cũng tởm , chẳng ai muốn đến gần. |
Chim đẹp quá , Cò ơi ! tôi tặc lưỡi , kêu lên. |
Nhất định là sấu cặp ! Tía nuôi tôi nói xong , còn tặc lưỡi mấy tiếng ra bộ tiếc rẻ lắm. |
Bỗng dưng thằng Cò tặc lưỡi , kêu lên : Phải chi hồi sáng mình dắt con Luốc theo , An nhỉ ! Ờ ! Mày liệu con Luốc có chống cự nổi với con kỳ đà ấy không ? Biết đâu được ! Sao lại biết đâu được ? Cọp nó còn không sợ mà ! Ờ ! Tao chắc chỉ còn lại mỗi con này và nó đã bị đâm chết , chứ ở đây không còn con nào nữa đâu ! Con gì cũng sống có đôi. |
Nhưng tại sao hai thứ đó lại ăn khớp với nhau như thế ? Suốt một năm , người ta không thấy bóng một con chim ngói , thế mà không hiểu tại sao cứ có gạo mới thì cái giống chim ấy ở đâu lại dẫn diệu về để làm tăng cái thơm , cái dẻo của gạo mới tạo thành một khối thuần nhất , lạ kỳ , thứ này làm tăng hương vị của thứ kia lên , khiến cho người sành ăn chỉ còn biết tặc lưỡi , gật đầu vì không còn chữ để mà ca ngợi nữa. |
* Từ tham khảo:
- tăm
- tăm
- tăm bông
- tăm-bông
- tăm cá bóng chim
- tăm dạng