ông | đdt. Vai và tiếng gọi những người đàn-ông thuộc bà con bên nội bên ngoại từ hàng cha của cha mẹ mình trở lên: Con người có bố có ông, Như cây có cội như sông có nguồn; Con ai là chẳng giống cha, Cháu ai là chẳng giống bà giống ông (CD). |
ông | đdt. Tiếng gọi những người đàn-ông già, đáng chú bác cha ông mình trở lên: Ông cụ, ông già; Bà chết thì khách đầy nhà, Ông mà có chết cỏ gà đầy sân (CD). // Tiếng gọi xã-giao những người đàn-ông lạ hoặc quen mà không thân: Các ông, quý ông, chào ông // Tiếng gọi tôn-xưng kẻ khuất mày khuất mặt: Ông Trời, ông Phật, ông thánh, ông thần; chùa ông, lăng ông // Tiếng gọi các người có địa vị cao: Ông chủ, ông lớn, ông phán, ông tham; Mười giờ ông chánh về Tây, Cô Ba ở lại lấy thầy thông-ngôn // Tiếng gọi cách kiêng-sợ những thú dữ to lớn: Ông cọp, ông voi, cá ông // Tiếng người đàn-ông tự-xưng khi giận: Chúng ông; Cái cò, cái vạc, cái nông, Sao mày giậm lúa nhà ông hỡi cò (CD). |
ông | - dt. 1. Người đàn ông ở bậc sinh ra hoặc ở bậc sinh ra cha, mẹ mình: thăm ông ở quê ông nội ông ngoại. 2. Người đàn ông đứng tuổi, hoặc được kính trọng: ông giáo ông sư. 3. Người đàn ông cùng bậc hoặc bậc dưới, trong cách gọi thân mật: ông bạn vàng ông em của tôi. 4. Vật được tôn sùng, kiêng nể: ông trời ông trăng ông bếp. 5. Bản thân mình, trong cách gọi trịch thượng: ông sẽ cho mày biết tay Đứa nào dám làm gì ông nào. |
ông | dt. 1. Người đàn ông ở bậc sinh ra hoặc ở bậc sinh ra cha, mẹ mình: thăm ông ở quê o ông nội o ông ngoại. 2. Người đàn ông đứng tuổi, hoặc được kính trọng: ông giáo o ông sư. 3. Người đàn ông cùng bậc hoặc bậc dưới, trong cách gọi thân mật: ông bạn vàng o ông em của tôi. 4. Vật được tôn sùng, kiêng nể: ông trời o ông trăng o ông bếp. 5. Bản thân mình, trong cách gọi trịch thượng: ông sẽ cho mày biết tay o Đứa nào dám làm gì ông nào. |
ông | dt 1. Cha của bố hay của mẹ mình: Ông tôi đã hơn chín mươi tuổi. 2. Người đàn ông đã trưởng thành hoặc đáng kính trọng: Ông thợ mộc; Ông chủ tịch xã. 3. Từ chỉ người hoặc vật người ta kính nể: Ông bộ trưởng; Ông voi. đt 1. Đại từ ngôi thứ hai để nói với ông nội hay ông ngoại: Hôm nay cháu được nghỉ nên đến thăm ông. 2. Đại từ ngôi thứ nhất để xưng với cháu: Hôm nay là sinh nhật cháu, ông tặng cháu một tập thơ. 3. Đại từ ngôi thứ ba khi các cháu nói với nhau về ông nội hay ông ngoại: Hôm nay chúng ta đi thăm ông nhé! 4. Đại từ ngôi thứ hai chỉ người đàn ông đã trưởng thành: Ông bán cho tôi 4 mét vải; Ông chữa cho tôi cái xe đạp. |
ông | dt. 1. Cha của cha mẹ mình, hay cha của chú bác mình. // Ông nội. Ông chú, ông bác. Ông ngoại. 2. Tiếng gọi đàn ông có phẩm vị, đáng kính: Ông giám-đốc. Ông thanh-tra. // Ông giám đốc. Ông hàng lâm. Ông Trời. 3. Tiếng gọi chung các người đàn ông hơi lớn tuổi: Ông tiều. Ông ăn mày. Ông nọ bà kia. // Ông anh. Ông chồng. Ông già, ông lão. Ông tiều. |
ông | .- d, đ. 1. Cha của cha hay của mẹ mình. 2. Người đàn ông đã trưởng thành: Mời ông ấy vào chơi. 3. Từ dùng để chỉ những người có phẩm tước cao trong thời phong kiến, hay những người, những vật, hoặc những hiện tượng mà người ta sợ hay tôn sùng, theo mê tín: Đức ông; Ông táo; Ông voi. 4. Đại từ ngôi thứ hai chỉ một người đàn ông đã trưởng thành, không thân với mình: Ông bán cho tôi cái mũ. 5. Đại từ ngôi thứ ba chỉ ông nội, ông ngoại: Con đưa cái điếu cho ông. 6. Đại từ ngôi thứ nhất dùng để tự xưng với cháu mình: Cháu ở nhà cho ngoan, ông yêu. 7. Đại từ ngôi thứ nhất dùng để tự xưng một cách thô tục: Còn cãi nữa ông đập cho một trận. |
ông | I. Cha của cha mẹ mình: Ông nội. Ông ngoại. II. Tiếng gọi những bậc thần-thánh anh-linh: Đức ông. III. Tiếng gọi người đàn ông có phẩm-vị: Ông Hoàng. Ông Lớn. Văn-liệu: Lấy chồng ông cống, ông nghè, Lấy chồng ông phỗng cũng khoe lấy chồng (C-d). IV. Tiếng gọi chung những người đàn ông: Ông nọ, bà kia. Văn-liệu: Ông mất của kia, bà chìa của nọ. Ông nói gà, bà nói vịt. Ông thầy khoe ông thầy tốt, Bà cốt khoe bà cốt hay (T-ng). Bảo con con chẳng nghe lời, Con nghe ông hểnh đi đời nhà con (C-d). |
Bà hoa tay , trợn mắt , bĩu môi : Người ta thần thế đáo để đấy ! Bà Thân rụt rè trả lời : Vâng , tôi cũng nghe đồn ông phán bên ấy mạnh cánh lắm ; để rồi tôi cố khuyên cháu. |
Khoôngphải là bà cân nhắc , so sánh ông phán với bác xã Tạc. |
Mà oôngphán thì cố nhiên là vẫn hơn , ai chẳng biết. |
Bà chỉ phân vân ở một chỗ : Vẫn hay là oôngphán giàu có nhưng rồi người ta có tử tế với mình không , hay là " cậy phú khinh bần ". |
Lắm lúc bà nghĩ luẩn quẩn cả ngày , chẳng biết quyết định ra sao , bà thốt ra nhời : " Giá còn oôngấy thì đã chẳng phiền đến mình , để ông ấy gây dựng cho chúng nó là xong... Lại còn thằng Khải nữa chứ ! " Rồi bà buồn rầu rơm rớm nước mắt , nghĩ đến người chồng đã qua đời. |
Bà Tuân lại chơi , có nói xin con về làm lẽ oôngphán bên làng. |
* Từ tham khảo:
- ông ba mươi
- ông bà
- ông bà ông vải
- ông bầu
- ông bếp cũng nồng, thổ công cũng gớm
- ông cả bà lớn