nồng | tt. Hăng gắt, mùi làm sực mũi: Rượu nồng, tiêu nồng, vôi nồng; Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi, Lại còn đem đổ nước vôi cho nồng (CD). // (R) ấm: Cơn lạnh còn có cơn nồng, Cơn đắp áo ấm, cơn chung áo dài (CD). // (B) Đậm-đà khăng-khít: Hương nồng lửa đượm |
nồng | - t. 1. Có vị hăng như vôi tôi: Tưởng rằng đá nát thì thôi, Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng (cd). 2. Nóng bức: Trời nóng. 3. Nói rượu mạnh: Rượu nồng dê béo. 4. Rất thắm thiết, mạnh mẽ: Lửa tâm càng dập càng nồng (K); Đầu mày cuối mắt càng nồng tâm yêu (K). |
nồng | tt. 1. (Thời tiết) nóng ẩm đến ngột ngạt, oi bức: trời nồng. 2. Có độ nóng, độ đậm với mức độ cao: rượu nồng. 3. Có mùi nặng, ngạt tựa như vùi vôi tôi, do quá lửa hoặc ủ quá kĩ: canh bị nồng. 4. Có tình cảm đậm đà, thắm thiết: Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu (Truyện Kiều). |
nồng | tt 1. Có mùi hăng gắt quá: Tưởng rằng đá nát thì thôi, ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng (cd). 2. ấm áp: Cơn lạnh còn có cơn nồng (cd); Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng (K). 3. Đậm đà, thắm thiết: Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu. 4. Nói rượu mạnh: Rượu nồng dê béo (tng); Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men (cd). |
nồng | tt. Hăng, gắt mùi quá: Rượu nồng. Tưởng rằng đá nát thì thôi, Ai ngờ đá nung vôi lại nồng (C.d). Ngb. Đậm-đà: Đầu mày cuối mặt, càng nồng tấm yêu (Ng.Du). Càng mau giọt tủi càng nồng tấm thương (Ng.h.Tự) |
nồng | .- t. 1 . Có vị hăng như vôi tôi: Tưởng rằng đá nát thì thôi, Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng (cd). 2. Nóng bức: Trời nóng. 3. Nói rượu mạnh: Rượu nồng dê béo. 4. Rất thắm thiết, mạnh mẽ: Lửa tâm càng dập càng nồng (K); Đầu mày cuối mắt càng nồng tâm yêu (K). |
nồng | Sực mùi lên, hăng quá, gắt quá: Vôi nồng. Hương nồng. Nghĩa bóng: Đặm-đà khăng-khít: Đầu mày, cuối mắt, càng nồng tấm yêu (K). Văn-liệu: Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng (K). Càng mau giọt tủi, càng nồng tấm thương (H-T). Chẳng thương, chẳng nhớ thì thôi, Lại còn đem đổ nước vôi cho nồng (C-d). Tưởng rằng đá nát thì thôi, Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng (C-d). Thế gian ba sự khôn chừa, Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ (C-d). Lửa tâm càng dập càng nồng (K). |
Một mùa xuân qua và cùng với mùa xuân nồng nàn yêu thương , đời làm vợ của nàng đã trôi qua những ngày khô khan , trống rỗng , không tình ái. |
Nàng không giữ được nữa , cúi xuống hôn một cái lên trán chồng , và như người mê man , nàng ôm lấy chồng , gục đầu vào vai , không nghĩ gì đến mồ hôi và mùi dầu máy khét ở quần áo chồng xông ra nồng nặc. |
Giao nhìn nàng thấy nàng đổi khác hẳn mọi khi : cặp môi nàng mấp máy , dưới tấm áo mỏng , ngực nàng phập phồng , hai con mắt nhìn đăm đăm vào chàng có vẻ lẳng lơ , nồng nàn như đắm tình. |
Minh , Giao cố ý ngắm kỹ nàng , vì Giao không nhút nhát như trước mà không dám nhìn lâu nữa nhưng bây giờ còn đâu cái đẹp nồng nàn , còn đâu đôi má hồng , hai con mắt trong trẻo sáng sủa như nắng rực rỡ mùa hè... ... Tháng ngày qua... sắc đẹp tàn... Nàng thẫn thờ nói : Chóng thật ! mới ngày nào , bây giờ đã... Nàng ngẩng nhìn lên tường thấy bóng mình in trong cái gương to để đấy , cái bóng một người đàn bà đứng tuổi , không có vẻ gì là vẻ thanh xuân , nàng chạnh tưởng tới cái sắc đẹp lộng lẫy khi xưa nay đã tàn. |
Nàng gợi trước : Người ta ở đời không gì khổ bằng muốn quên mà không sao quên được , không có gì có thể giúp cho mình quên... Dũng đáp lại : Thưa sư cô , sư cô muốn quên... như ý tôi nghĩ... Lúc đó , Dũng thấy sư cô nhìn mình một cách nồng nàn , chàng ngập ngừng nói tiếp : Sư cô là người tu hành. |
Sư cô không để ý đến ngoại vật , lẳng lặng ngồi nghe ; lời Dũng nói như đưa tâm hồn nàng đến một mảnh đời khác hẳn cảnh đời lạnh lẽo ở nơi am vắng này , một cảnh đời tươi tốt mà tiếng đàn , tiếng sáo thay vào tiếng chuông tiếng mõ mà hương thơm nồng nàn của trăm thức hoa thay vào hương trầm , hương nhang thanh đạm. |
* Từ tham khảo:
- nồng độ
- nồng độ dung dịch
- nồng độ phân tử gam
- nồng độ phần trăm
- nồng đượm
- nồng hậu