nới | đt. Tháo cho lỏng, cho bớt chặt: Nới dáy thịt // Mở rộng ra: Nới tấm vách ra // Xa lần, ít gần-gũi (gụi): Có mới thì nới cũ ra, Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân (CD). // trt. Dang ra: Đi nới ngoài kia, nằm nới vô trong, ngồi nới qua bển // bt. Rẻ, hơi rẻ: Giá nới, tiệm đó bán nới // tt. Khá, có nhiều tiền của: Lúc nầy va nới mà! // To lớn: Cỏn sanh thằng nhỏ nới quá! // đt. Lìa ra để đi trong một lúc: Bận quá, không nới đi đâu được. |
nới | - đg. 1 Làm cho lỏng, cho rộng ra chút ít để bớt căng, bớt chặt, bớt chật. Nới thắt lưng. Nới lỏng đai ốc. Áo bị chật, phải nới ra. Mọi người đứng nới ra. 2 Làm cho bớt chặt chẽ, nghiêm ngặt. Kỉ luật có phần nới hơn. 3 (kng.). Hạ bớt giá xuống chút ít, so với bình thường. Giá công may ở cửa hiệu này có nới hơn. |
nới | đgt. 1. Làm cho rộng hoặc dài ra một ít: nới thắt lưng o nới hành lang rộng thêm mấy tấc. 2. Buông nhẹ một chút để bớt chặt chẽ, nghiêm ngặt: nới kỉ luật o Điều lệnh có phần nới hơn trước. 3. Hạ giá hàng cho rẻ hơn một ít: Một vài cửa hàng có nới giá hơn một chút. |
nới | đgt 1. Làm cho lỏng ra: Nới thắt lưng. 2. Hạ bớt: Nới giá hàng. 3. Làm cho bớt găng: Nới kỉ luật. 4. Coi nhẹ đi: Có mới nới cũ (tng). |
nới | đt. Làm cho lỏng, cho rộng: Nới lưng quần; nới kích tấc. // Nới vít. Nới bớt. Nới ép. Ngb. 1. Nhẹ, không quá gắt: Giá nới. Nới giá. 2. Xa, hững-hờ: Có mới nới cũ. |
nới | .- đg. 1. Làm cho lỏng ra, rộng ra: Nới thắt lưng. 2. Nói hàng hạ giá một chút: Giá thuốc dạo này đã nới. 3. Rộng rãi hơn, không khắt khe như trước: Kỷ luật có nới đôi chút. 4. Lơ là hờ hững, không thiết đến nữa: Có mới thì nới cũ ra; Mới để trong nhà cũ để ngoài sân (cd). |
nới | 1. Làm cho lỏng, cho rộng ra: Nới thắt lưng. Ngồi nới ra. Nghĩa rộng: Nhẹ, không quá nghiệt, không quá đắt: Làm án nới tay. Bán hàng nới giá. Văn-liệu: Có mới thì nới cũ ra, Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân. 2. Hững-hờ không thiết: Có mới nới cũ. |
Mau , không lên tới nới thì tối mất. |
Bán đắt thì dì ấy phải dỡ nhà đi nới khác. |
Ở đây chàng là một người khốn nạn bị tù tội , nhưng nều đi xa đến một nới không ai quên biết chắc chàng lại sẽ cảm thấy mình là một người lương thiện , có thể ngửng đầu ngang nhiên nhìn người khác. |
Chàng thấy một sự ăn năn rạo rực ở trong lòng , một sự ăn năn vô cớ , không cội rễ , lúc xa lúc gần như tiếng rao hai bên đường , không biết nới nào đưa đến. |
Vâng. Con người ta thường chỉ mê cái hào nhoáng bên ngoài... Thì xưa nay vẫn thế ! Vì sao mà người ta có mới nới cũ ? Cũng chỉ vì cái hào hoáng nhoè nhoẹt đó |
Bà phán đấu dịu : nới đùa đấy , chứ ăn cho xong bữa đi , con. |
* Từ tham khảo:
- nơm
- nơm nớp
- nơm nớp như cá nằm trên thớt
- nờm nợp
- nỡm
- nỏng