nghịch tặc | đt. Tên giặc phản-nghịch, tiếng gọi kẻ làm phản: Bất dung tha nghịch-tặc. |
nghịch tặc | dt. Kẻ phản nghịch: tiễu trừ nghịch tặc |
nghịch tặc | dt (H. tặc: giặc) Quân giặc hung hãn: Thề sống chết cùng quân nghịch tặc (BNĐC). |
nghịch tặc | dt. 1. Kẻ bội phản. 2. Kẻ nghịch-ngợm. |
nghịch tặc | Giặc phản-nghịch: Tiễu-trừ nghịch-tặc. |
Vua Hán nghe tin Tân chết , gửi cho vương (Sĩ Nhiếp) bức thư có đóng dấu ấn nói rằng : "Giao Châu ở cõi xa , một dải sông biển ở phía nam , ơn trên không truyền đến , nghĩa dưới bị nghẽn tắc , thế mà nghịch tặc Lưu Biểu lại sai Lại Cung dòm ngó đất Nam89 , nay cho khanh làm Tuy Nam trung lang tướng trông coi bảy quận , lĩnh Thái thú Giao Châu như cũ". |
Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng : Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phân định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ! Sông núi nước Nam , Nam đế ở , Rõ ràng phân định tại sách trời Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? Cứ thử làm xem , chuốc bại nhơ !534) 534 Bài thơ này có nhiều dị bản chép trong Việt Điện U Linh , Trương tôn thần sự tích , Thiên Nam vân lục liệt truyện , Hoàng Việt thi tuyển... ở đây chúng tôi dịch nghĩa theo văn bản của Toàn Thư. |
Thề nghịch tặc khó cùng tồn tại. |
Mùa đông , tháng 11 , vua đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm , trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. |
Vì vậy , ít lâu sau đó , Hữu Trinh mượn cớ diệt nnghịch tặc, báo thù lớn , kết hợp với quân đội của Dương Sư Hậu nổi dậy chống lại Hữu Khuê. |
* Từ tham khảo:
- nghịch thuỷ hành châu
- nghịch tử
- nghịch tự âm dương
- nghịch ý
- nghiêm
- nghiêm cách