nạt | đt. Hét (thét) to một tiếng để tỏ ý không bằng lòng, giận dữ, bảo ngưng, v.v...: Khoát-nạt, quát-nạt; nạt to một tiếng // (R) Hiếp-đáp: Bắt-nạt, doạ-nạt; Ma cũ nạt ma mới (tng.). |
nạt | - đg. Đe dọa người ở địa vị thấp hay người chưa thông thạo: Ma cũ nạt ma mới (tng). |
nạt | đgt. 1. Cậy quyền cậy thế để đe doạ người khác, làm cho phải sợ: thái độ nịnh trên nạt dưới. 2. Quát to để doạ, làm cho sợ và nghe theo: nạt bắt phải im không được khóc. |
nạt | đgt Đe doạ người ở địa vị dưới hay người chưa thông thạo: Ma cũ nạt ma mới (NgCgHoan). |
nạt | đt. Đe doạ, có ý hiếp: Ma cũ nạt ma mới (T.ng) |
nạt | .- đg. Đe doạ người ở địa vị thấp hay người chưa thông thạo: Ma cũ nạt ma mới (tng). |
nạt | Đe doạ, có ý ăn hiếp: Đàn anh nạt đàn em. Nạt người lấy của. Văn-liệu: Ma cũ nạt ma mới (T-ng). |
Trác đành chịu bó tay đứng đó mà sụt sịt , không khác gì một đứa bé đi chơi xa nhà bị những đứa khác bắt nnạt. |
Là vì bị bắt nạt lâu , đến khi muốn chống cự lại thì bao giờ cũng làm quá để tỏ ra rằng mình không thể chịu nhịn được nữa. |
Mới hơn một tuần lễ nay , nàng có cái ý tưởng rằng : hễ người ta còn dễ bắt nạt , thì người ta còn bắt nạt mãi , và muốn cho người ta vị nể mình , thì không gì hơn là chống cự lại. |
Dũng vẫn hết sức che chở cho Hiền và các bà dì ghẻ vì sợ Dũng nên cũng không dám bắt nạt Hiền quá , nhưng Dũng cho rằng chỉ có nàng tự bênh vực được nàng thôi. |
Chàng nông phu ta ngày ngày nhớ ruộng xin phép vào đồn điền , đứng trên đồi cà phê xanh tốt mà nhìn xuống ruộng mình , thấy ngọn cỏ cao dần , lòng đau như cắt : thỉnh thoảng thấy ông chủ đồn đứng xa xa , sai bảo mấy người phu , tiếng nói oai quyền dõng dạc như ông chúa tể một vùng ấy , chàng nông ta có ý sợ hãi , lại sực nghĩ tới mấy năm trước , ruộng mình mình cấy , đường mình mình đi , nghênh ngang ai nạt ai cấm. |
Câu doạ nạt của em hẳn anh chưa quên. |
* Từ tham khảo:
- nạt nộ
- nau
- náu
- náu hình ẩn tích
- náu mặt
- náu tiếng