mượn | đt. Tạm nhờ của người trong một lúc rồi sẽ trả lại với sự thoả-thuận của chủ (không phải trả tiền): Tới đây mượn chén ăn cơm, Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi (CD). // Mướn (phải trả tiền): Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê, Cấy xong rồi mới trở về nghỉ-ngơi (CD). // Cậy, nhờ công kẻ khác trong một việc: Có rảnh, lại tôi mượn một chút; mượn nói giùm với anh ấy // Dựa vào, lấy nể: Mượn điều trúc viện thừa lương (K). // Giả dạng: Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K). |
mượn | - đgt. 1. Xin phép tạm dùng của người khác trong một thời gian nhất định: mượn chiếc xe đạp đi ra phố mượn quyển sách của bạn. 2. khng. Nhờ làm hộ việc gì: mượn chữa chiếc xe đạp. 3. khng. Thuê làm: mượn thợ xây nhà. 4. Dựa vào người khác, hoặc phương tiện nào đó để làm việc gì: mượn cớ gây sự mượn gió bẻ măng (tng.). 5. Tiếp nhận cái bên ngoài nhập vào cái của mình, hệ thống của mình: từ mượn tiếng nước ngoài. |
mượn | đgt. 1. Xin phép tạm dùng của người khác trong một thời gian nhất định: mượn chiếc xe đạp đi ra phố o mượn quyển sách của bạn. 2. Nhờ làm hộ việc gì: mượn chữa chiếc xe đạp. 3. Thuê làm: mượn thợ xây nhà. 4. Dựa vào người khác, hoặc phương tiện nào đó để làm việc gì: mượn cớ gây sự o mượn gió bẻ măng (tng.). 5. Tiếp nhận cái bên ngoài nhập vào cái của mình, hệ thống của mình: từ mượn tiếng nước ngoài. |
mượn | đgt 1. Yêu cầu người khác cho dùng một vật trong một thời gian: Mượn lược thầy tu (tng); Mượn sách để đọc. 2. Vay tạm: Mượn một số tiền. 3. Nhờ làm giúp: Mượn người viết câu đối chữ Hán. 4. Lấy cớ: Mượn điều trúc viện thừa lương, rước về hãy tạm giấu nàng một nơi (K). 5. Dựa vào: Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K). 6. Lấy thứ gì của người khác mà dùng: Nhiều từ Việt-nam mượn của Trung-quốc; Quạ mượn lông công (tng). 7. Như Mướn: Ngày mùa phải mượn thợ gặt. |
mượn | đt. 1. Lấy nhờ tạm một ít lâu rồi trả lại: Mướn có trả tiền, mượn thì không. // Mượn tạm. Cho mượn. 2. Lấy, nhờ một cái gì để làm việc gì khác: Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (Ng.Du) // Mượn danh của ai. Mượn tay. |
mượn | .- 1. đg. Lấy tạm một vật về dùng một thời gian với sự đồng ý của người có vật ấy, rồi sau sẽ trả lại: Mượn sách về đọc; Mượn món tiền tiêu. 2. Lấy cớ: Mượn điều trúc viện thừa lương (K). 3. Nhờ, dùng: Đế quốc mượn tay bù nhìn. 4. Nh. Mướn: Mượn thợ gặt. |
mượn | 1. Nhờ, lấy tạm mà dùng rồi phải trả lại: Mượn tay người khác làm hộ. Mượn sách mà đọc. 2. Thuê: Mượn thợ gặt. Văn-liệu: Mượn lược thầy tu (T-ng). Mượn máu còn hơn cháu chồng. Mượn điều trúc viện thừa lương (K). Ngày mượn thú tiêu-dao cửa Phật (C-o). Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K). |
Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. |
Bà vẫn tự bảo : " Quen với họ , rồi lại vay mượn chẳng bõ. |
Rồi về sau có vay mmượncũng dễ. |
Còn về sau này có vay mmượn, nhờ vả , thì lại thế khác. |
Nghĩ thế nên bà đã cố thu xếp bán thóc và vay mmượnthêm để sắm sửa cho Trác. |
Bà chỉ sợ rồi bà Thân lại lấy chỗ quen thuộc mà tìm cách vay mmượn. |
* Từ tham khảo:
- mượn gió bẻ măng
- mượn lược thầy tu
- mượn mõ
- mương
- mương máng
- mương phai