mang tiếng | đt. X. Mang tai-tiếng. // Nh. Mang nhơ: Khỏi điều duyên-nợ rầy-rà, khỏi mang tiếng xấu như là những ai (CD). |
mang tiếng | đgt. 1. Chịu tiếng xấu, bị chê bai, dị nghị: nói ra thì mang tiếng hại bạn, mà không nói ra thì lại bao che cho kẻ phạm tội. 2. Chỉ có tiếng, có danh nhưng thực ra không có gì: mang tiếng là giàu có nhưng nhà cửa chẳng có gì đáng giá. |
mang tiếng | đgt 1. Có danh nghĩa là gì: Cũng mang tiếng má hồng mặt phấn, luống năm năm chịu phận phòng không (BNT); Hoa thơm muôn đội ơn trên, cam công mang tiếng thuyền quyên với đời (CgO). 2. Chịu tiếng xấu; bị coi là người xấu: Anh sợ mang tiếng với những nhà quen (Ng-hồng). |
mang tiếng | đt. Bị, mắc tiếng xấu: Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen (Ng.Du) |
mang tiếng | .- Chịu tiếng xấu, bị coi là người xấu: Làm bậy thì mang tiếng chết. |
Còn món tiền cưới , năm mươi chín đồng thừa lại , bà cũng giao cả cho Trác và dặn rằng : Cái của này là của con ! Mẹ không muốn giữ lại làm gì , tiêu pha phí phạm cả đi , rồi mang tiếng là bán con để ăn sung mặc sướng. |
Trác vừa nói ngắt lời , mợ phán nhảy xổ ngay lại nắm lấy thằng Quý : Ừ thì bà ác ! Đã mang tiếng ác , thì bà ác một thể. |
Chơi bời không có thú gì , lại mang tiếng là " boóng " nên Trương đành ở nhà vậy. |
Nhưng tôi chắc anh Dũng không phải buồn vì mang tiếng là một người con bất hiếu hay buồn vì phải nghèo khổ , anh Dũng buồn vì có một ông bố... nhát gan... Thảo mở to mắt nhìn Loan : Chị táo bạo lạ. |
Loan ngồi yên đợi , bà Đạo tiếp luôn : mang tiếng là con gái đảm mà không được tích sự gì cả. |
* Từ tham khảo:
- màng
- màng
- màng cứng
- màng kính
- màng lưới