lồng | đt. C/g. Lộng, để bên trong, xen vào giữa: Lồng ca-dao tục-ngữ trong thi-ca // ứ lâu và bùng lên: Ngựa lồng lên. |
lồng | dt. Chuồng nhỏ để nhốt chim-chóc, gà vịt: Lồng chim, lồng gà; Chim sổ lồng khôn mong trở lại (tng) // Vật giống cái lồng: Lồng bàn, lồng ngực, cái lồng hái trái. |
lồng | - 1 d. Đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà, v.v. Lồng gà. Chim sổ lồng. - 2 đg. Cho vào bên trong một vật khác thật khớp để cùng làm thành một chỉnh thể. Lồng ruột bông vào vỏ chăn. Lồng ảnh vào khung kính. - 3 đg. 1 Chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm giữ, do quá hoảng sợ. Trâu lồng. Ngựa chạy lồng lên. 2 Bộc lộ hành vi phản ứng quá mạnh không kiềm chế được, do bị tác động, kích thích cao độ. Lồng lên vì mất của. Tức lồng lên. |
lồng | dt. 1. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc đóng bằng gỗ dùng để nhốt gà, nhốt chim: đan chiếc lồng gà o Chim sổ lồng. 2. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc tết bằng rơm rạ dùng để che bọc một số hoa quả, chống chim chóc, dơi chuột phá hoại: nhãn lồng. |
lồng | đgt. 1. Cho lọt vào bên trong, khớp lại với chỉnh thể của nó: lồng ảnh vào khung. 2. Ẩn vào trong, ẩn xuống dưới: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Hồ Chí Minh). |
lồng | đgt. 1. Chồm lên chạy rất hăng: Con ngựa lồng lên. 2. Quát mắng to tiếng hoặc có cử chỉ thô bạo, do quá tức tối: Nó lồng lên, vẻ mặt gịận dữ. |
lồng | dt Đồ đan thưa bằng tre hay nứa, hoặc đóng bằng gỗ để nhốt gà, chim...: Như chim vào lồng, như cá cắn câu (tng); Chim ra khỏi lồng khôn trông trở lại (tng). |
lồng | đgt 1. Lắp khít cái nọ vào cái kia: áo đơn lồng áo kép (tng); Lồng ruột bông vào chăn; Lồng tấm bằng vào khung kính. 2. Dùng tiếng nước mình đè lên tiếng nước ngoài trong phim: Phim Nga lồng tiếng Việt. |
lồng | đgt 1. Nói súc vật vùng lên chạy, khó kìm lại: Vì hoảng sứ, con ngựa lồng lên. 2. Có cử chỉ hung hăng vì tức giận: Ai nói gì khiến chị ấy lồng lên thế?. |
lồng | dt. Đồ đan bằng tre hay đóng bằng gỗ, bằng sắt dùng để nhốt gà, nhốt chim: Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao (Ng.Du) Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi (Ng.Du) // Lồng chim. Lồng gà. Lồng nhỏ, lồng con. Bỏ, nhốt vào lồng. |
lồng | đt. 1. Để lọt vào trong: Lồng kính vào khung. 2. bt. Bao trái cây lại cho trái lớn và khỏi bị chim, giơi ăn: Lồng trái nhãn, trái vải. // Một lồng nhãn. Ngr. Ẩn vào trong: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng sân (Ng.Du) Bóng gương lồng bóng trà-mi trập trùng (Ng.gia.Thiều) |
lồng | đt. Hăng lên, mạnh lên: Con ngựa nghe tiếng súng bỗng lồng lên. |
lồng | .- d. Đồ đan bằng tre, nứa, để nhốt chim, gà. |
lồng | .- đg. 1. Cho cái nọ lắp vào cái kia: Lồng áo. 2. Lần xuống dưới: Trăng lồng bóng nước. 3. Xen vào để thuyết minh một cuốn phim: Phim Liên-xô lồng tiếng Việt. |
lồng | .- đg. 1. Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo: Ngựa lồng. 2. Có những cử chỉ, lời nói hung hăng vì tức giặn: Bực điều gì mà lồng lên như thế? |
lồng | Đồ đan bằng tre, bằng nứa, dùng để nhốt gà, nhốt chim. Văn-liệu: Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi (K). Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao (K). Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi (K). Đèn lồng trước kiệu hàng hai (Nh-đ-m). |
lồng | Nói trâu ngựa hăng lên chạy càn, nhảy càn. |
lồng | Cho vào trong” <> Lồng chăn. Lồng áo. Nghĩa bóng: ẩn vào trong, ẩn xuống dưới: Bóng trăng lồng bóng nước. Văn-liệu: Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân (K). Giải là gương lộn, bình hương bóng lồng (K). Triều dâng hôm sớm, mây lồng trước sân (K). Sân đào lý mưa lồng man-mác (C-o). Bóng gương lồng bóng trà-mi trập-trùng (C-o). |
Trác thấy bớt nóng , đứng dậy lồng hai chiếc nồi đất vào quang gánh nước. |
Trác mặc chiếc quần lĩnh mới , chiếc áo cát bá mỏng llồngtrong cái áo the ba chỉ , và thắt dây lưng nhiễu nhuộm màu lá mạ. |
Chàng sung sướng chỉ vì chàng thấy mình như một con chim thoát khỏi lồng , nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. |
Trương nghĩ đến nỗi vui sướng hôm ngồi với Quang khi định tâm không cần gì cả và cái cảm tưởng được như một con chim xổ lồng nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. |
Sao lần này ông ấy oái oăm đến chậm để chàng khổ sở như thế : Trương cúi mặt xuống , ngoáy bút thành vòng tròn to dần , lồng nhau trên tờ giấy. |
Loan vẫn yên lặng ngồi cạnh giữ chặt lấy hai góc chăn để mền lồng bông vào vải. |
* Từ tham khảo:
- lồng bàn
- lồng bồng
- lồng cồng
- lồng đèn
- lổng ấp
- lồng hổng