lọ | dt. C/g. Nhọ, khói đóng dày thành bụi nhuyễn, khô và đen: Bôi lọ, mặt dính lọ // tt. Gàn, lố-bịch: Như thế, lọ lắm! |
lọ | dt. Bình hay chai nhỏ: Lọ cù-là, lọ nước hoa; Bõ khi xắn váy quai còng, Cơm niêu nước lọ cho chồng đi thi (CD). |
lọ | trt. C/g. Lựa, huống chi, cần chi, nữa là, tiếng so-sánh: Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người (K). |
lọ | - 1 dt. Đồ đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh..., đáy thường rộng hơn miệng: lọ mực lọ nước hoa lọ hoa đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành (tng.). - 2 đphg, Nh. Nhọ. - 3 pht., vchg 1. Huống chi, nữa là: mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Nhị độ mai) Khôn ngoan tâm tính tại lòng, Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn (cd.). 2. Cần gì, chẳng cần gì: Văn hay lọ phải viết nhiều. |
lọ | dt. Đồ đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh..., đáy thường rộng hơn miệng: lọ mực o lọ nước hoa o lọ hoa o đo lọ nước mắm , đếm củ dưa hành (tng.). |
lọ | Nh. Nhọ. |
lọ | pht. 1. Huống chi, nữa là: mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Nhị độ mai) o Khôn ngoan tâm tính tại lòng, Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn (cd.). 2. Cần gì, chẳng cần gì: Văn hay lọ phải viết nhiều. |
lọ | dt Bình nhỏ bằng thuỷ tinh hay bằng sứ, bằng sành: Lọ mực; Lọ hoa; Lọ rượu; Lọ nước hoa; Khác lọ cùng nước (tng); Chê anh một chai, phải anh hai lọ (tng). |
lọ | tt Biến âm của nhọ: Lọ mặt. |
lọ | tt Có thái độ, cử chỉ khác người và đáng chê cười (thtục): Lão ấy lọ lắm. |
lọ | trgt 1. Không cần: Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào (CgO). 2. Nào phải: Gặp gỡ nhau, lọ sẵn quen nhau (TBH). 3. Huống chi là; Nữa là: Rường cao rút ngược dây oan, dẫu rằng đá cũng nát gan, lọ người (K). |
lọ | dt. Bình nhỏ bằng sành, bằng sứ v.v...: Lọ hoa, lọ kẹo. // Lọ tàn thuốc, lọ để tàn thuốc. |
lọ | tt. (lái) Kỳ, chướng mắt: Thằng cha ấy lọ lắm. |
lọ | trt. Huống chi; cần chi, không cần phải: Mộc-mạc ưa nhìn, lọ điểm trang (Nh.đ.Mai) Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào. (Ng.gia.Thiều) Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người (Ng.Du) |
lọ | .- d. Bình nhỏ bằng thuỷ tinh, sành, sứ...: Lọ mực; Lọ hoa. |
lọ | .- t. Nh. Nhọ: Mặt dính lọ. |
lọ | .- t. Đáng chê cười (thtục): Thằng ấy lọ lắm. |
lọ | .- l. Cg. Lựa. 1. Không cần gì: Mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Thơ cổ). 2. Huống chi, nữa là: Rường cao rút ngược dây oan, Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người (K). |
lọ | Bình nhỏ bằng sành, bằng sứ v.v.: Lọ rượu. Lọ nước hoa. Văn-liệu: Chê anh một chai, phải anh hai lọ (T-ng). Dù em lấy được chồng khôn, Như lọ vàng cốm đem chôn đầu giường (C-d). Thong-dong cơm lọ nước bầu (B. C). |
lọ | Huống chi, nữa là: Lọ là cầu-cạnh chi ai (Nh-đ-m). Văn-liệu: Mộc-mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Nh-đ-m). Khôn ngoan tâm-tính tại lòng, Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn (C-d). Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào (C-o). Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người (K). Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm (K). Cũng còn tiền-định khá thương lọ là (C-o). |
lọ | Xem “nhọ”. |
Bà Thân một tay khoen miệng llọtựa chiếc phễu con , rồi từ từ đổ đỗ vào lọ. |
Bà lấy chiếc nút cuộn bằng lá chuối khô bọc một lần rơm , đút thực kín miệng llọrồi thì thào : " Chặt đến thế rồi cũng có mọt được thì chẳng hiểu làm saọ " Bà đứng dậy xách lọ đỗ cất đi. |
Tôi cũng ra ngay. Tuyển ra được một lúc , chàng khoá cửa cẩn thận rồi mở tủ tìm một cái lọ con |
Chàng gạt chỗ đờm vương ở cánh cửa vào lọ. |
Lần này đờm chỉ còn rây có ít máu : chàng cho cả chỗ đờm ấy vào lọ đậy nút lại cẩn thận bỏ vào va li. |
Gặp ngày chủ nhật , chàng đành rẽ vào nhà một bác sĩ Pháp quen thân , đưa lọ đờm cho bác sĩ xem. |
* Từ tham khảo:
- lọ mọ
- lọ nghẹ
- lọ nghẹ
- lọ nồi
- loa
- loa