hư | tt. Hỏng (bể, chảy, gãy, nứt, mòn...) hết dùng được: Máy hư, xe hư; Dưới đời gì tốt bằng sen, Quan yêu dân chuộng, rã bèn cũng hư; Bán-buôn thúng lủng tràn hư, Mãn mùa tính lại không dư đồng nào (CD) // Ốm, bệnh, nhan-sắc kém phai, mất sức-khoẻ: Trầu vàng ăn với cau sâu, Lấy chồng thua bạn mảng sầu mà hư (CD) // Hỏng, dở về công ăn việc làm, kém về đức-hạnh: Muốn theo anh về bển cho liền, Sợ Ba Má nói, dâu không tiền dâu hư (CD); Con hư tại mẹ, hư thân mất nết // Mất trinh: Con nhỏ đó hư rồi; Ngồi trong cửa sổ chạm rồng, Chiếu hoa nệm gấm không chồng cũng hư (CD). |
hư | tt. Không, trống rỗng, suông, thiếu bề trong; giả, không thật: Biết đâu là phải, đâu sai, Thực hư hai lẽ nào ai đặng tường (CD) // Suy-kém: Hư-hoại, hư-khí. |
hư | - 1 t. 1 (ph.). Hỏng, không dùng được nữa. Chiếc máy hư. Mưa tháng tư hư đất (tng.). 2 (Thanh thiếu niên, trẻ em) có những tính xấu, tật xấu khó sửa. Thằng bé dạo này sinh hư. Thói hư tật xấu. - 2 t. (chỉ dùng đi đôi với thực). Không có, giả; trái với thực. Không rõ thực hư. |
hư | tt. 1. Hỏng, không dùng được nữa: Xe đạp bị hư o làm hư chiếc đài (ra-đi-ô). 2. Có những thói tật xấu, khó sửa: Thằng bé dạo này hư thật o con hư tại mẹ cháu hư tại bà (tng.). |
hư | I. tt. Giả, trái với thực: không rõ thực hư o khi thực khi hư o hư ảo o hư cấu o hư danh o hư hàm o hư hoá o hư không o hư nguỵ o hư số o hư thực o hư truyền o hư từ o hư văn o hư vị o hư vinh o hư vô o thật thư o thực hư. II. đgt. Ở tình trạng suy nhược cơ thể hoặc ở tình trạng có chính khí yếu hoặc tinh khí trong cơ thể mất: hư hại o hư hao o hư nhược o hư phí o huyết hư o khí hư. |
hư | tt 1. Hỏng, không dùng được nữa: Cái bút máy hư rồi 2. Có nhiều tính xấu: Con hư bởi tại cha dong, vợ hư bởi tại anh chồng cả nghe (tng); Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư (cd). |
hư | tt Không thực: Sơn hà cũng ảo, côn trùng cũng hư (CgO). |
hư | tt. 1. Hỏng, không dùng được nữa: Nhà hư, đồ vật hư. 2. Hỏng, có tánh tình xấu: Cô gái hư. // Con hư. |
hư | tt. Không, trống không, không có thực: Vương sư dò đã tỏ tường thực hư. // Thực hay hư. // Hư tính. |
hư | .- t. 1. Hỏng, không dùng được tốt nữa: Cái bút hư rồi. 2. Hỏng, tư cách kém sút đi: Con hư. |
hư | .- t. Không có gì, trống không, không thực: Việc ấy thực hay hư ? |
hư | Hỏng: Người hư, nhà hư, đồ hư. Văn-liệu: Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư (C-d). |
hư | Không, không có gì, trống không: Thực hay hư. Văn-liệu: Vương sư dò đã tỏ tường thực hư (K). Sơn hà cũng ảo, côn-trùng cũng hư (C-o). |
Mợ phán không muốn thế vì mợ lấy cớ như vậy là nuông con làm hư con. |
hưng mai sau của Trương là cái chết , là hư vô. |
Thu nghĩ đến vài người quen khác cũng đã có lần phạm như~ng tội xấu như lừa đảo hay thụt két , nàng nhìn họ vẫn hư thường không khinh không ghét , và coi như đó là việc riêng của họ. |
hưng nếu nàng cứ yên lặng mà làm việc , đến bảy giờ , bà mẹ chồng thức dậy , sẽ dùng những lời mát mẻ cho nàng là một con dâu lười biếng , hư thân , sáng bảnh mắt còn quấn lấy chồng. |
Vì người ta bắt cháu như thế cháu không nghe , nên người ta cho cháu là một nàng dâu hư thân , mất dạy ! Rồi trong khi bà Đạo còn đang ngạc nhiên nhìn Loan , Loan thản nhiên nói tiếp : Vả lại cô cũng chẳng việc gì phải ngượng hộ cháu. |
Dũng nhìn vào trong xe thấy có bà cụ đi với Loan , liền làm như không để ý đến Loan , tiến lại gần lễ phép thưa : Thưa cụ , chúng tôi vừa bị nạn , xe hư hỏng cả , xin nhờ cụ cho về Việt Trì buộc thuốc. |
* Từ tham khảo:
- hư ăn
- hư ban
- hư báo
- hư bí
- hư cấu
- hư chứng