giáo dục | đt. Dạy-dỗ, rèn-luyện về chữ nghĩa, đức-hạnh và thể-chất: Giáo-dục con người // tt. Thuộc về dạy-dỗ đủ mọi ngành, mọi nghề: Bộ Quốc-gia giáo-dục, Bình-dân giáo-dục // dt. Sự ăn-học, sự hiểu-biết đạo-lý, lễ-phép: Người có giáo-dục. |
giáo dục | - đgt (H. dục: nuôi) Dạy bảo: Giáo dục thiếu nhi là một khoa học (HCM). - dt Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống: Không có , không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá (HCM). |
giáo dục | I. đgt. Tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra: giáo dục thiếu niên nhi đồng o tác dụng giáo dục o đứa trẻ vô giáo dục o không biết cách giáo dục. II. dt. Hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy - giáo dục của một nước: ngành giáo dục o Bộ Giáo dục o nâng cao chất lượng giáo dục. |
giáo dục | đgt (H. dục: nuôi) Dạy bảo: Giáo dục thiếu nhi là một khoa học (HCM). dt Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống: Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá (HCM). |
giáo dục | dt. Dạy dỗ rèn luyện trí, đức tính và thân-thể cho được hoàn mỹ hơn. // Giáo-dục nghề gnhiệp. Giáo-dục tính-dục. Có giáo-dục. |
giáo dục | .- Quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội. |
giáo dục | Dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục: Giáo-dục quốc-dân cho thành tài. |
Loan toan mắng lại , nhưng cố nuốt giận và tự nhủ : Chấp làm gì một đứa vô giáo dục , không hiểu được lời mình nói. |
Có lẽ đó là bởi lễ độ của hạng người có học thức , có giáo dục. |
Nhưng may nhờ có giáo dục mà những tình cảm quá nồng nàn của em , em cố nén được... Thế rồi , năm em mười bảy , mẹ em báo cho em biết rằng có người hỏi em. |
Chương quả quyết tin ở sức mạnh và ảnh hưởng của giáo dục và luôn luôn đem các thuyết về luân lý , về triết học , về tâm lý ra giảng cho Tuyết nghe. |
Chàng tự cảm thấy mình tầm thường và... khốn nạn làm sao ! Chàng giật mình và tỉnh ngộ khi hiểu được là cái tầm thường và cái khốn nạn kia chỉ cần một phút hay một giây ngắn ngủi thôi , là có thể đánh ngã gục mình như chơi ! Và giây phút đó chính là sự khác biệt giữa lòng cao thượng và hạng vô lại ! Phải , con người vẫn chỉ là con người ! Con người không phải là thần thánh , dù không phải là giống ‘bốn chân’ ! Đứng trước sắc đẹp dịu dàng âu yếm , bất luận là ai , dù có giáo dục , căn bản đạo đức đến đâu cũng không sao tránh nổi sự rung động , sự thèm muốn khao khát... Nếu cái giây phút oan nghiệt kia là sự thử thách , xem chúng ta ‘vĩ đại’ đến bậc nào , thì chính nó cũng lại là điều nhắc nhở cho chúng ta biết rằng : ‘chúng ta vẫn chỉ là con người mà thôi !’. |
Có lẽ đó là tính nhút nhát của con người có giáo dục , có lương tâm. |
* Từ tham khảo:
- giáo dựng gươm trần
- giáo dưỡng
- giáo đa thành oán
- giáo đầu
- giáo điều
- giáo đồ