đồng bóng | dt. Cốt-đồng và bà bóng, hai người thường hành-nghề chung trong việc tâu-rỗi, bóng-chàng // Tiếng chỉ chung việc cúng-kiếng, lên đồng: Đói ăn rau, đau uống thuốc, đồng bóng ăn-nhằm gì? |
đồng bóng | I. dt. Người được thần linh hoặc hồn người chết nhập vào trong lễ cầu xin, theo mê tín. II. tt. Có tính khí thất thường, lúc thế này lúc thế khác: tính đồng bóng. |
đồng bóng | tt 1. Làm nghề lên đồng theo mê tín: Không nên khuyến khích cái nghề đồng bóng nữa 2. Có tính hay thay đổi, không kiên định: Tin sao được lời hứa của con người đồng bóng ấy. |
đồng bóng | dt. Người ngồi đồng, ngồi bóng. |
đồng bóng | d. Người ngồi cho thần thánh nhập vào, theo mê tín. Ngr. Người có tính tình không kiên định, hay thay đổi, hay dỗi: Tính đồng bóng. |
Đèn nến sáng choang , lư đồng bóng nhoáng , khói ngầm nghi ngút toả , hoa cúc vàng tươi xen lẫn với hoa thược dược đỏ thắm , những cảnh lộng lẫy ấy đối với Loan không có nghĩa là gì , vì không phải là biểu hiện của một sự vui mừng chân thật. |
Qua đá lộ bộ bằng đồng bóng loáng , lẫn trong đám người ngồi trên sập đánh tổ tôm , Dũng trong thấy ai như Loan , chàng bảo Trúc : Ta rẽ qua đây đã. |
Thực tế dân Bãi Cát tứ chiếng quần tụ không theo tục lệ sinh hoạt của làng truyền thống Bắc Bộ , không có đình chùa riêng chỉ có vài miếu tư nhân nặng về đồng bóng. |
Nghe đâu bà lớn với mấy cô Chiêu ở Hải Phòng , cũng đem cái của chiếm được của chúng mình , ra đồng bóng hết mà thôi. |
Long như còn trông thấy rõ cảnh tượng một gia đình giàu có , sống về tiền cho thuê nhà , do một người đàn bà đồng bóng , ở riêng , đứng chủ trương. |
Nếu không đi xa lễ bái thì bà tổ chức cuộc đồng bóng ở tại nhà. |
* Từ tham khảo:
- đồng bối
- đồng ca
- đồng cam cộng khổ
- đồng cảm
- đồng canh
- đồng căn tịnh đế