mà lại | lt. Còn gì nữa, tiếng đặt cuối câu để nhấn mạnh kết-quả lời nói mình trước đó: Tôi đã có dặn trước như vậy mà lại! |
mà lại | - t. 1. Liên từ chỉ một ý trái ngược: Giàu mà lại kiệt. 2. Phó từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Phải tỏ ra là can đảm mà lại! |
mà lại | I. lt. Từ chỉ quan hệ đối lập, trái ngược: giàu mà lại keo kiệt. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh điều nói lên ở trên: phải liều lĩnh mà lại. |
mà lại | trt Từ dùng cuối câu để tỏ là tất nhiên thôi: Cô ấy thẹn vì mới ở nhà quê ra mà lại. |
mà lại | It. Tiếng đệm sau câu có hàm ý hiểu ngầm kết quả của điều đã tỏ bày ra trước: Tôi đã nói như thế mà lại. |
mà lại | .-l. 1. Liên từ chỉ một ý trái ngược: Giàu mà lại kiệt. 2. Phó từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Phải tỏ ra là can đảm mà lại! |
Bà Thân thấy con không khác xưa mmà lạidiếm đót trong bộ quần áo sạch sẽ , dễ coi , nửa quê nửa tỉnh , vui vẻ hỏi : Làm ăn bên ấy có dễ chịu không ? Nàng cố lấy vẻ vui cuời , và cố giữ những hạt nước mắt muốn tuôn ra , thong thả đáp : Thưa mẹ cũng chẳng khổ , công việc chỉ có cơm nước , giặt giũ , rồi quét nhà , lau các đồ đạc. |
Trác chẳng nể lời cãi lại : Không thù gì mà lại đánh nó suốt ngày. |
Và nàng chắc rằng còn ở lại đó , đời nàng hẳn cũng chẳng sướng gì hơn xưa , mà lại có phần đau khổ hơn xưa. |
Trương sung sướng bàng hoàng , chàng rất thích ai khen mình mạnh khoẻ hơn lên , nhưng lúc này thì nỗi vui sướng của chàng có một duyên cớ khác : Sao lại giống Liên thế , mà lại đẹp hơn nhiều. |
Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. |
Còn từ đấy trở đi thì em không nhớ gì cả , em nhớ làm gì ! Nói xong Thu hối hận đã trót nói thêm câu sau rõ nghĩa quá mà lại vô lý nữa vì có ai hỏi gì đâu. |
* Từ tham khảo:
- mà thôi
- mả
- mả
- mả táng hàm rồng
- mã
- mã