đổ | dt. Vách: Từ đổ tường // tt. An-lạc, yên-ổn: Yên-đổ, an-đổ. |
đổ | bt. Cờ-bạc, chơi có ăn-thua tiền-bạc. |
đổ | đt. Trút, để tuôn ra, sinh ra, nổi lên, gióng lên, rơi rụng, ngã sập: Làm đổ, lật đổ, đánh đổ, sụp đổ; Nước đổ lá môn; Mưa như thác đổ; Cắt cổ không bằng đổ rượu; Bông ra kỳ này đổ cả; Dao phay kề cổ máu đổ không màng, Chết thì chịu chết buông nàng không buông; Ngãi-nhân như bát nước đầy, Lại bưng đi đổ hốt rày đặng đâu; Tới giờ kiềng đổ ra về, kề vai theo bạn hỏi bề gia-cang (CD) // Quy cho, vu cho, gán cho: Trăm dâu đổ đầu tằm; Ai làm cho trái giập bầm, Cho hoa rơi cánh đổ lầm cho tôi (CD). |
đổ | - đgt. 1. Ngã nằm xuống do bị tác động mạnh hoặc do ở tư thế không đứng vững: Bão lớn làm đổ cây Tường xây ít xi măng bị đổ. 2. Không đứng vững được do không chống chọi nổi: Kế hoạch bị đổ. 3. Chết, không tồn tại: Mùa đông trâu bò hay bị đổ. 4. Đưa ra ngoài vật chứa đựng: đổ thóc ra phơi Xe đổ khách ngang đường. 5. Đưa (chất nhão, chất dẻo) vào khuôn để tạo vật cứng: đổ bê tông đổ móng đổ tượng thạch cao. 6. Thoát ra ngoài nhiều: đổ mồ hôi đổ máu. 7. Dồn mạnh về một nơi, một chỗ: Sông đổ về biển Mọi người đổ ra đường. 8. Dồn trách nhiệm, tội lỗi cho người khác mà đáng ra mình phải chịu: làm sai còn đổ cho người khác. 9. Chuyển sang trạng thái khác một cách đột ngột: Trời đổ tối Cô con gái đổ hư. 10. (Kết hợp với từ chỉ hướng như ra, vào, lên, xuống để tính) trở về một phía, một bên: khoảng năm mươi tuổi đổ lại tính từ Hà Nội trở ra. |
đổ | đgt. 1. Ngã nằm xuống do bị tác động mạnh hoặc do ở tư thế không đứng vững: Bão lớn làm đổ cây o Tường xây ít xi măng bị đổ. 2. Không đứng vững được do không chống chọi nổi: Kế hoạch bị đổ. 3. Chết, không tồn tại: Mùa đông trâu bò hay bị đổ. 4. Đưa ra ngoài vật chứa đựng: đổ thóc ra phơi o Xe đổ khách ngang đường. 5. Đưa (chất nhão, chất dẻo) vào khuôn để tạo vật cứng: đổ bê tông o đổ móng o đổ tường thạch cao. 6. Thoát ra ngoài nhiều: đồ mồ hôi o đổ máu. 7. Dồn mạnh về một nơi, một chỗ: Sông đổ về biển o Mọi người đổ ra đường. 8. Dồn trách nhiệm, tội lỗi cho người khác mà đáng ra mình phải chịu: làm sai còn đổ cho người khác. 9. Chuyển sang trạng thái khác một cách đột ngột: Trời đổ tối o Cô con gái đổ hư. 10. (Kết hợp với từ chỉ hướng như ra, vào, lên, xuống để tính) trở về một phía, một bên: khoảng năm mươi tuổi đổ lại o tính từ Hà Nội trở ra. |
đổ | Đánh bạc: đổ bác o gá bạc để hồ. |
đổ | đgt 1. Ngả xuống mạnh; Sập xuống: Cây đổ; Nhà đổ, Giậu đổ bìm leo (tng) 2. Không còn đứng vững: Nội các đổ 3. Rót vào: Đổ nước vào chai, Lửa cháy đổ thêm dầu (tng) 4. Chảy ra ngoài: Mực đổ xuống sàn 5. Cho vào chỗ đựng: Đổ thóc vào bồ 6. Lấy từ chỗ dựng ra: Đổ thóc ra phơi 7. Hắt đi: Đổ nước ra sân 8. Chảy mạnh: ào ào như thác đổ 9. Tuôn ra: Người đổ ra đường 0. Cho chất nhão vào khuôn: Đổ bê-tông 1. Nói gia súc chết nhiều: Trời quá rét, trâu bò đổ 2. Bỏ đi những thứ không dùng nữa: Đổ rác; Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ (tng) 3. Để khách từ tàu, xe xuống: Đổ khách ở ga 4. Trút vào: Nóng như đổ lửa vào tay (tng) 5. Đưa hết ra; Dùng hết: Đổ sức ra làm việc 6. Qui trách nhiệm cho ai: Đổ thất bại cho người nào; Đừng đổ tất cả trách nhiệm cho kinh tế thị trường (TrVGiàu) 7. Dồn vào: Hai thưng đổ một đấu (tng); Trăm dâu đổ đầu tằm (tng). |
đổ | đt. 1. Ngã xuống: Tường đổ. Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi. Nước kia muốn đổ thành nầy muốn long (Ng.Du) 2. Bỏ, rót: Nước đổ lá khoai. Trăm nghìn đổ một trận cười như không (Ng.Du) // Đổ đầy. Đổ đi. 3. Chảy ra, bật ra: Đổ máu đổ mồ hôi. Động lòng luỵ đổ ngày rày xót xa (H.Chừ). // Đổ máu. Cuộc đổ máu. 4. Vu cho, gán cho: Bây giờ đổ tội cho ai? // Đổ lỗi. Đổ tội. |
đổ | (khd). Đánh bạc: Đổ-bác. |
đổ | đg. 1. Nằm xuống mạnh và đột nhiên, nguyên cả khối hoặc từng phần, từng mảnh: Cây đổ; Lọ hoa đổ; Nhà đổ. 2. Nói xe bị lật nghiêng: Đoàn tàu đổ mất ba toa. 3. Nói gia súc chết. Rét quá, trâu bò đổ nhiều . 4. Chảy ra: Máu đã đổ; Mồ hôi đổ khắp người. 5. Chuyển một vật sang chỗ khác, bằng cách cho nhảy, cho rơi: Đổ nước ra hè; Đổ thóc vào bồ. 6. Cho người xuống, cho ra khỏi: Đổ khách; Đổ quân. 7. Gán cho: Đổ tội; Đổ vạ. |
đổ | I. 1. Ngã xuống, sập xuống, không đứng: Cây đổ, nhà đổ, áo đổ. Văn-liệu: Nước đổ đầu vịt. Giậu đổ, bìm leo. Nước đổ lá khoai. Trăm dâu đổ đầu tằm. Gậy vông phá đổ nhà gạch. Sớm ngày còn mải đi chơi, Tối lặn mặt trời, đổ thóc vào rang. Tiếng mau sầm-sập như trời đổ mưa (K). Làm cho đổ quán, xiêu đình như chơi (K). Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi (K). Nước kia muốn đổ, thành này muốn long. Trăm nghìn đổ một trận cười như không (K). Hai thưng, đổ một đấu (T-ng). 2. Bỏ, rót: Đổ đất, đổ nước. II. Chảy ra, bật ra: Đổ mồ-hôi, đổ máu, đổ hào-quang con mắt. Văn-liệu: Động lòng luỵ đổ ngày này xót-xa. (H-Ch) III. Vu cho, gán cho: Đổ tội, đổ bệnh. Văn-liệu: Bấy giờ khốn đổ cho nhau (Tr-th). |
đổ | Đánh bạc (không dùng một mình). |
Công việc ấy vừa xong , trận mưa đổ xuống. |
Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót , bà mỉm cười bảo , tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm : Con tôi ! Rõ tham lam quá. |
Khi nàng đã đổ xong hai nồi nước vào vại và đã đi quẩy gánh khác , bà Tuân mới tìm cách đưa đầu câu chuyện mà bà lưỡng lự chưa dám nói ra. |
Bà Thân một tay khoen miệng lọ tựa chiếc phễu con , rồi từ từ dđổđỗ vào lọ. |
Trác cũng nghe lời ngồi trên chiếc ghế con và chỉ sợ chiếc ghế dđổ. |
Bà Thân như muốn pha trò : Thằng Khải nhà này mà nhịn đói được một bữa thì giời dđổ. |
* Từ tham khảo:
- đổ bác
- đổ bể
- đổ bọt oáp
- đổ bộ
- đổ dầu vào lửa
- đổ dồn