dành | đt. Để riêng ra đặng sau dùng: Dành của, dành tiền, để dành, dành về sau. |
dành | - 1 d. x. dành dành. - 2 x. giành1. - 3 đg. 1 Giữ lại để dùng về sau. Dành tiền mua xe. Dành thóc gạo phòng lúc giáp hạt. 2 Để riêng cho ai hoặc cho việc gì. Chỗ dành riêng. Dành nhiều thì giờ đọc sách. |
dành | Nh. Dành dành. |
dành | đgt. 1. Giữ lại, để lại về sau dùng: dành tiền làm nhà. 2. Để riêng ra cho ai hoặc cho việc gì: để dành phần kẹo cho em bé o dành ít thời gian để tập thể dục. |
dành | đgt 1. Giữ để về sau sẽ sử dụng: Dành tiền tậu nhà 2. Giữ riêng cho: Dành chỗ cho cụ già ngồi trên xe 3. Dùng riêng vào một việc: Dành thì giờ viết sách 4. Để sẵn đó: Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay (K). |
dành | đt. Để lại về sau mà dùng, để riêng một phần: Dầu vương nạn ấy ắt dành phúc kia (Nh.đ.Mai) |
dành | đg. 1. Để về sau sẽ sử dụng: Dành tiền mua sách. 2. Để riêng cho: Dành ưu tiên cho thương binh. |
dành | Để lại về sau dùng: Để dành tiền. Văn-liệu: Khuyên ai ăn ở cho lành, Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau. Dầu vương nạn ấy ắt dành phúc kia (Nh-đ-m). |
Một gian ddànhriêng cho đầy tớ , và một gian làm bếp. |
Ngay từ hôm Trác mới về nhà chồng , mợ phán đã ddànhriêng cho nàng một gian buồng con ở đầu nhà. |
Sở dĩ nàng ngờ bà khôn khéo đi dỗ ddànhnàng và đem lòng ghét bà chỉ tại mợ phán đã quá khắc nghiệt với nàng. |
Nhưng bà Tuân cũng như mợ phán , đều một mực vì ăn tiêu nhiều không dành dụm được , nên không có sẵn... Khi mẹ nàng còn sống , một đôi lần túng bấn quá , nàng cũng đánh bạo hỏi vay bà Tuân và mợ phán , nhưng chẳng lần nào được lấy một , hai đồng. |
Rồi nàng tưởng như mình vừa đoạn tuyệt với người tình nhân bội bạc đã ngon ngọt dỗ dành mình , để trở lại với người chồng chính thức. |
Chàng tươi cười nói với khách : Trà đầu xuân mới về , tôi vẫn để dành ông một bao đấy. |
* Từ tham khảo:
- dành dành bắc
- dành dụm
- dảnh
- dao
- dao
- dao