chầu | đt. Triều, hầu vua theo lệ: Chầu vua, bãi chầu // (R) a) Hầu-hạ hai bên: Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng-nai; Đi ngang đình tôi lột nón xá thần, Hạc chầu thần đủ cặp sao mình lẻ đôi // b) Tên thứ trống gióng lên một hồi mỗi khi vua ra ngồi trên ngai cho quan chầu và đánh lên để khen thưởng đào kép khi hát dứt một câu hay, đúng giọng hoặc có ý-nghĩa: Trống chầu; Trên đời có bốn cái ngu, Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu // c) Xuất hát: Cúng thần một chầu hát // trt. d) Thỉnh-thoảng từng đám do người rước đi: Hát chầu // đ) Ngoài giải chánh-thức, ngoài hội nhà: Mùa mưa, cầu-thủ hay đi đá chầu // (lóng) e)Khen cách long-trọng: Tao thùng, tao chầu mày đa // (B) Dịp, cơ-hội: Gặp chầu bán quách sữa đi (DVC.) |
chầu | đt. Nhập vô, đậu vô để gây cái mối. cái vốn lần đầu-tiên: Chầu ba tao dây để đánh thừng một sợi; Chầu đôi, chầu ba. |
chầu | đt. Bù sự hao-hụt: Giao mỗi trăm trầu năm hay chầu mười. |
chầu | dt. chỗ... trong sách bị mờ nên trừ ra. ..., xấp: Một chầu vải. |
chầu | đt. Giụm lại: (X. Châu). |
chầu | - 1 d. 1 (thường dùng phụ trước d.). Buổi hát ả đào. Một chầu hát. 2 (id.). Trống chầu (nói tắt). Cầm chầu. 3 (kng.; thường dùng phụ trước d.). Bữa ăn uống hoặc buổi vui chơi giải trí. Đãi một chầu phở. Xem một chầu xinê. 4 (kng.). Khoảng thời gian; hồi, lúc. Chầu này trời hay mưa. Mắng cho một chầu. - 2 đg. 1 Hầu (vua) trong cung đình để chờ nghe lệnh. Chầu vua. Sân chầu (sân các quan chầu vua). Áo chầu (áo mặc để đi chầu). 2 Hướng vào, quay vào một cái khác được coi là trung tâm. Chạm hình rồng chầu mặt nguyệt. - 3 đg. (id.). Thêm cho người mua một số đơn vị hàng bán lẻ, thường là nông phẩm, theo một tỉ lệ nào đó. Bán một chục cam, chầu hai quả. |
chầu | dt. 1.Buổi hát ả đào: một chầu hát.2. Trống chầu nói tắt: cầm chầu.3. Khoảng thời gian nhất định, chập: ăn một chầu o đi xem một chầu o mắng cho một chầu.4. Dịp: đi buôn gặp chầu, đi câu gặp chỗ. |
chầu | dt. Thếp, tập: chầu trầu không o một chầu vải. |
chầu | đgt.1. Hầu vua chúa: chầu vua o đứng chầu hai bên. 2.Hướng về phía nào: long chầu mặt nguyệt. |
chầu | đgt. Chễ môi dài ra: chầu mồm nói chuyện. |
chầu | Thêm cho người mua một số lẻ nào đó: mua một trăm quả, chầu thêm năm quả nữa. |
chầu | đgt. Góp tiền để chơi trò gì: chầu tiền đánh tam cúc. |
chầu | dt Khoảng thời gian nhất định: Trăng cuối chầu thu, cuối tháng chín (NgTuân); Chầu này tôi bận quá. |
chầu | dt 1. Buổi vui chơi hoặc bữa ăn mời nhau: Chầu hát; Chầu rượu; Chầu phở 2. Trống chầu trong một buổi hát ả đào hoặc một buổi hát tuồng ở cửa đình: Ông cụ cầm chầu rất thạo. |
chầu | dt Vật xếp thành mớ: Chầu trầu không. |
chầu | đgt 1. Nói quan lại vào gặp mặt nhà vua: Xưa sao gang tấc gần chầu (Lê Ngọc Hân) 2. Hướng vào một trung tâm: Lưỡng long chầu nguyệt. |
chầu | đgt Thêm cho người mua một số hàng, theo một tỉ lệ: Bán một trầu cam, chầu năm quả. |
chầu | đgt Gom tiền vào một cuộc đánh bạc: Mỗi người chầu năm đồng. |
chầu | dt. Một buổi, một hồi: Thết một chầu rượu. Hát một chầu. // Trống chầu. |
chầu | đt. Hầu, dự, nói bực dưới đối với bực trên, thường là với vua chúa: Đi chầu vua trước Ngọ-Môn. Chữ xuân riêng sớm chực, trưa chầu (Ng.gia.Thiều) Hầu trong hai ả, chầu ngoài tám viên (Nh.đ.Mai) Rằng vâng lịnh chỉ rước chầu vu-qui (Ng.Du) Năm thức mây phong nếp áo chầu (Th.Quan). // Phiên chầu. |
chầu | d. 1. Thời gian nhất định: Chầu này bận quá. 2. Tổ chức vui chơi hoặc ăn uống: Chầu phở , Chầu rượu. |
chầu | đg. Tập hợp nhiều vật mỏng xếp thành thếp, thành tập, thành mớ: Chầu trầu không; Chầu vải. |
chầu | đg. 1. Nói quan lại phong kiến vào gặp vua trong triều đình. 2. Hướng vào một trung tâm: Rồng chầu mặt nguyệt. 3. Chờ đợi lâu: Chầu cả ngày mà không gặp. 4. Dự lễ ở nhà thờ Thiên chúa giáo vào buổi chiều. 5. Ngồi đồng trước bàn thờ chư vị: Chầu Mẫu. |
chầu | đg. Thêm cho người mua một số hàng theo tỉ lệ nào đó: Mua trăm quả cam, chầu ba quả. |
chầu | đg. Gom tiền vào một cuộc đánh bạc. |
chầu | Bởi chữ triều đọc trạnh. Đi hầu chực vua chúa: Các quan đi chầu vua. Nghĩa rộng: cùng hướng về một phương-vị nào: Long hổ chầu về huyệt. Văn-liệu: Chữ xuân riêng sớm chực trưa chầu (C-o). áo chầu hằng mặc, cơm chầu hằng ăn (H-Chừ). Buổi chầu vừa rạng ngày mai (Nh-đ-m). Hầu trong hai ả, hầu ngoài tám viên (Nh-đ-m). Rằng vâng lệnh chỉ rước chầu vu qui (K). |
chầu | Một buổi, một hồi, một dịp: Hát một chầu. Buôn bán gặp chầu. |
chầu | Một thếp, một tập: Một chầu trầu-không. Một chầu vải. |
chầu | Thêm một số vào một số to, nói về việc mua bán: Một trăm quả cam chầu năm quả. |
chầu | Góp tiền để đánh cuộc: Chầu tiền đánh đáo. |
chầu | Chìa môi ra, dài môi ra: Chầu mỏ (mồm) ra mà nói chuyện góp. |
Cổn ngồi riêng một góc , lưng dựa tường , mắt lim dim , tay phải đề lên mặt trống , roi chầu cầm lỏng thẫn thờ trong hai ngón tay. |
Tiếng trống tế nổi lên , người nào cũng đứng ngay ngắn và nghiêm nét mặt lại như để chờ đón một sự gì rất quan trọng , hai người giả làm hạc chầu đứng hai bên hương án bắt đầu động đậy. |
Nào là chuyện thi cử , nào là chuyện xin việc làm... Lại có người đùa , đòi Minh làm một chầu khao bạn bè. |
Lúc nào nàng cũng chầu chực bên chồng để trông nom săn sóc. |
Vậy cho em ngồi chầu rìa nhé ? Ồ , thích nhỉ , em đi mặc quần áo đây. |
Tôi sắp nói với chị một câu an ủi , thì bỗng có tiếng the thé , tiếng bà Cả ở trên nhà đưa xuống : Không đi mà gánh nước cho ông tắm đi còn đứng đấy mà chầu chuyện. |
* Từ tham khảo:
- chầu chực
- chầu Diêm Vương
- chầu hẫu
- chầu hờ
- chầu ông bà ông vải
- chầu ông vải