cắn | đt. Dùng răng hoặc nớu nghiến cho đứt, cho giận, cho thủng: Em nhỏ cắn; đánh lộn đừng cắn mới hay; Thương nhau lắm cắn nhau đau; Chó sủa, chó không cắn; Má ơi con vịt chết chìm, Thò tay vớt nó cá kìm cắn con (CD). // đt. (R) Chích, đốt để hút máu: Đỉa cắn, muỗi cắn, rệp cắn. // đt.Làm xót-xa, ngứa-ngẩm: Kiến cắn bụng, sảy cắn lưng. // đt. (truyền): Tự-nhiên có vết bầm ngoài da mà không đau: Bị ma cắn. // đt. Ngậm, tha đi: Phụng-hoàng cắn bức thơ loan, Miệng kêu quân-tử dậy xem thơ nầy (CD). // đt. (B) Dan-díu, khít-khao, vừa-vặn: Cắn-cứu, cắn mông, cắn mức. |
cắn | đt. Sủa, lên tiếng to khi thấy người hoặc nghe tiếng động: Chó cắn chẳng cắn chỗ không, Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày (CD). |
cắn | - 1 đg. 1 Giữ và siết chặt bằng răng hoặc giữa hai hàm, thường để làm đứt, làm thủng. Cắn miếng bánh. Cắn chặt môi lại. Sâu cắn lúa. Cõng rắn cắn gà nhà (tng.). Cá cắn câu. 2 Làm đau nhức, ngứa ngáy như bị cắn. Bị rôm cắn. 3 (kết hợp hạn chế). Khớp vào nhau rất chặt. Bàn đóng cắn mộng. Thúng thóc đầy cắn cạp. 4 (Chất màu) thấm vào và bám chặt. Mực cắn vào giấy, khó tẩy. Chất cắn màu. - 2 đg. (ph.). Sủa. Tiếng chó cắn. |
cắn | đgt. 1. Lấy răng nghiến vào: Chó cắn o bị rắn cắn. 2. Làm ngứa ngáy, khó chịu: Rơm cắn. 3. Khít, khớp vào nhau: Cái bàn đóng cắn mộng. 4. (Chất màu) thấm dính, bám chặt: Mực cắn vào giấy. |
cắn | đgt. (Chó) sủa: Tiếng chó cắn dậy làng. |
cắn | dt Tạp chất lắng xuống trong một chất lỏng: Tại sao chai rượu này lại có cắn?. |
cắn | đgt 1. Làm đứt ra bằng răng: Cắn miếng giò 2. Làm cho người ta đau bằng răng của mình: Yêu nhau lắm cắn nhau đau (tng); Bị chó cắn vào chân 3. Nói chó sủa: Chó cắn suốt đêm 4. Làm cho ngứa ngáy: Rôm cắn 5. Khớp vào rất chặt: Mộng cắn chặt 6. Mím chặt: Cắn chặt môi 7. Dính chặt: Hồ này không cắn. |
cắn | đt. 1. Lấy răng nghiến vào: Thương nhau lắm cắn nhau đau (T. ng). Cõng rắng cắn gà nhà (T. ng) Đau như chó cắn, rắng mồ (T. ng) 2. Sủa, kêu (chó): Mấy đời chó cắn lỗ không (T. ng) 3. Ăn khớp nhau: Hai miếng gỗ tháp vào, cắn nhau vừa vặn. |
cắn | d. Nh. Cặn: Nước có nhiều cắn. |
cắn | đg. 1. Cắt bằng hai hàm răng khép mạnh vào nhau: Cắn miếng bánh. 2. Khép mạnh hai hàm răng vào da, thịt, để làm bị thương: Chó cắn người lạ. Ngr. Làm bị thương bằng một bộ phận ở mồm: Rắn cắn. 3. Sủa: Chó cắn suốt đêm. 4. Ăn khớp chặt chẽ: Cái bàn cắn mộng. |
cắn | I. Lấy răng nghiến vào: Chó dại cắn, phải chữa ngay. Nghĩa bóng nói hai vật gì khít vào nhau: Cái bàn này đóng cắn mộng lắm. Văn-liệu: Chó cắn áo rách (T-ng). Cõng rắn cắn gà nhà (T-ng). Quăng xương cho chó cắn nhau (T-ng). Hộ-pháp cắn trắt (T-ng). II. Nói về chó kêu, sủa: Nhăng-nhẳng như chó cắn ma (T-ng). Văn-liệu: Chó cắn chẳng cắn chỗ không, Chẳng thằng ăn trộm thì ông đi đường (C-d). |
Mỗi bà có một điều than phiền : bà này kêu thóc không được chắc hạt , bà kia bảo chuột cắn hết nhiều quá. |
Từ hôm bà Tuân thấy mẹ Trác đã gần ưng thuận , bà vẫn sung sướng nghĩ thầm : " Chẳng trước thì sau , rồi cá cũng cắn câu ". |
Một cụ già ngồi cạnh cột đèn đương bán mấy quả táo cho cậu bé , Trương tự nhiên thấy vui thích khi nhìn bà hàng bỏ mấy đồng trinh vào túi và cậu bé nhăn mặt cắn sâu vào quả táo. |
Thu cắn bút mãi không biết ký tên là gì cho khỏi lộ nếu có ai xem lộ thư , mà Trương xem lại biết được là nàng. |
Chàng vừa cắn mạnh chiếc khăn vừa thầm nói với Thu , rưng rưng muốn khóc : Em Thu yêu anh làm gì. |
Trương nghĩ đến Thu , nghĩ đến đời chàng bắt đầu khổ từ lúc gặp Thu , nay mai sẽ kết liễu một cách khốn nạn ở nhà tù , mà như thế chỉ vì một câu nói cỏn con của Chuyên , Trương nhớ đến hàm răng của Chuyên và sao chàng thấy ghét Chuyên đến thế , chàng tưởng Chuyên như một con vật độc ác nhe răng cắn nát đời chàng. |
* Từ tham khảo:
- cắn ba sẻ bảy
- cắn cáu
- cắn câu
- cắn cấu
- cắn chỉ
- cắn cỏ