buộc | đt. Cột, quấn dây và thắt mối lại cho chặt: Buộc trâu, buộc nẹp, tiền buộc dải yếm bo-bo, Trao cho thầy bói mua lo vào mình (CD) // (B) Xe chặt, làm cho hai đàng lấy nhau: Căn-duyên nầy ai phá cho rời, Ông tơ ổng buộc, ông trời cũng chịu thua // (R) Gài, làm cho người có tội không chạy-chối được: Chưởng-lý buộc tội rất nặng // ép, bắt người phải làm theo mình: Hắn buộc tôi ký tên; Bị vợ buộc phải thề-thốt nặng lời; bắt-buộc, ép-buộc, ràng-buộc. |
buộc | - I đg. 1 Làm cho bị giữ chặt ở một vị trí bằng sợi dây. Dây buộc tóc. Buộc vết thương. Trâu buộc ghét trâu ăn (tng.). Mình với ta không dây mà buộc... (cd.). 2 Làm cho hoặc bị lâm vào thế nhất thiết phải làm điều gì đó trái ý muốn, vì không có cách nào khác. Bị buộc phải thôi việc. Buộc phải cầm vũ khí để tự vệ. Buộc lòng*. 3 (kết hợp hạn chế). Bắt phải nhận, phải chịu. Đừng buộc cho nó cái tội ấy. Chỉ buộc một điều kiện. - II d. (id.). Bó nhỏ, túm. Một sợi. Một buộc bánh chưng. |
buộc | I. đgt. 1. Thắt, xoắn chặt sợi dây để giữ lại ởmột chỗ: buộc dây o dây buộc tóc o Trâu buộc ghét trâu ăn (tng.). 2. Làm cho phải lâm vào tình thế phải chấp nhận điều trái ý muốn: buộc phải thôi việc o buộc phải đuổi ra khỏi nhà. 3. Bắt phải chịu, phải chấp nhận: buộc tội o không buộc một điều kiện nào cả. II. dt. Túm, bó nhỏ: một buộc bánh chưng. |
buộc | đgt 1. Dùng dây quấn vào một đồ vật cho khỏi rời ra: Buộc yên, quảy gánh vội vàng (K). 2. Dùng dây giữ chặt ở một vị trí: Trâu buộc ghét trâu ăn (tng). 3. Thắt lại với nhau: Một dây vô loại buộc hai thâm tình (K); Mình với ta không dây mà buộc (cd). 4. Bắt phải làm gì hoặc ở một vị trí gì: Buộc người vào kim ốc mà chơi (CgO); Buộc một nhân viên phải từ chức. 5. Gán ghép: Vậy đem duyên chị buộc vào cho em (K). dt Bó nhỏ những vật quấn vào với nhau: Một buộc bánh gai. |
buộc | đt. 1. Lấy dây quấn, thắt lại, cột lại: Buộc cổ mèo, treo cổ chó (Th.ng). Trâu buộc ghét trâu ăn. 2. ngb. Ghép lại, bắt phải chịu: Khăng-khăng buộc mãi lấy người hồng nhan. Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi. Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em (Ng.Du). // Buộc tội. |
buộc | I. d. Bó nhỏ: Một buộc bánh chưng. II. đg. 1. Dùng dây quấn vào một số đồ vật cho khỏi rời ra. 2. Gán ghép: Vậy đem duyên chị buộc vào cho em (K). 3. Bắt ép: Buộc phải làm cho xong. |
buộc | Lấy dây quấn lại và thắt cho chặt: Buộc giậu, buộc thuốc, buộc chỗ đau v.v. Nói rộng là thắt vào, bắt phải chịu: Khăng-khăng buộc mãi lấy người hồng-nhan (K). Nghĩa bóng là gán vào, ghép vào: Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em (K). Văn-liệu: Buộc chỉ cổ tay (T-ng). Buộc cổ mèo treo cổ chó (T-ng). Trâu buộc ghét trâu ăn (T-ng). Buộc trâu trưa nát chuồng (T-ng). Của người bồ tát, của mình lạt buộc (T-ng). Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi (T-ng). Khư-khư mình buộc lấy mình vào trong (K). Buộc yên quẩy gánh vội-vàng (K). Cầm dây chẳng nghĩ buộc vào tự-nhiên (K). Buộc chân thôi chẳng xích-thằng nhiệm trao. Hãy đem dây xích buộc chân nàng về (K). Buộc người vào kim ốc mà chơi (C-o). Mình với ta không dây mà buộc, Ta với mình không thuốc mà say (Câu hát). |
Những việc ấy , không ai bắt buộc nàng phải làm , nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được , và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm , vui vẻ. |
Trác không cưỡng được ý mẹ , cặm cụi làm năm cái tua buộc vào năm gốc cau mang nồi ra đặt. |
Nhời bà khuyên con tức là một sự bắt buộc. |
Trước cái cảnh sống nghèo , nhưng biết thương nhau , không ai câu thúc ai , không ai bắt bbuộcai giữa mẹ và hai vợ chồng anh mình , Trác thấy cái đời phải xa nhà , sống dưới quyền người vợ cả hay ghen ghét , là nhạt nhẽo vô lý. |
Trác hiểu rằng đứa con giai của nàng không thể là một cái dây ràng buộc được nàng với mọi người trong gia đình nhà chồng. |
Biết đâu lời thầy thuốc lại nói đúng sự thực thì chính chàng , chàng phải tìm cách bắt buộc thầy thuốc phải nói rõ sự thật : đã cùng Chuyên ở trọ học mấy năm nên Trương biết tính Chuyên lộp chộp và thẳng thắn , chắc Chuyên sẽ bị chàng cho vào tròng. |
* Từ tham khảo:
- buộc boa
- buộc chỉ chân voi
- buộc chỉ cổ tay
- buộc cổ mèo treo cổ chó
- buộc lòng
- buộc tội