ấy | bt. Đó, tiếng chỉ những gì mình vừa nói qua mà mình không muốn lặp lại: Người ấy; nơi ấy; việc ấy ấy... // Thế như vậy, tiếng đứng đầu câu chỉ gộp một hành-động, một sự việc vừa nói ra, với ý phân-bua (vua) hoặc để kết-luận: ấy! tôi đã nói mà!; ấy mới gan, ấy mới tài; ấy ai hẹn ngọc thề vàng // Nấy, tiếng chỉ tính-cách giống nhau giữa hai sự, việc: Cha nào con ấy; tiền nào của ấy; ăn thé nào nói thế ấy // ý tỏ ngạc-nhiên ấy chết! sao lại thế? |
ấy | - I. đt. Người, vật, hoặc thời điểm được nhắc tới, biết tới: nhớ mang cuốn sách ấy nhé anh ấy thời ấy. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới: Điều ấy ư, thôi khỏi phải nhắc lại làm gì. III. tht. Tiếng thốt ra, tỏ ý can ngăn hoặc khẳng định: ấy! Đừng làm thế ấy, đã bảo mà! |
ấy | I. đt. Người, vật, hoặc thời điểm được nhắc tới, biết tới: nhớ mang cuốn sách ấy nhé o anh ấy o thời ấy. II. trt. Từ biểu thị ý nhấn mạnh người, vật hoặc thời điểm đã được nhắc tới: Điều ấy ư, thôi khỏi phải nhắc lại làm gì. III. tht. Tiếng thốt ra, tỏ ý can ngăn hoặc khẳng định: Ấy! Đừng làm thế o Ấy, đã bảo mà! |
ấy | đt 1. Người đó, việc đó: ấy là tình nặng, ấy là ân sâu (K); người mà hết lụy ấy là thần tiên (NgTrãi). 2. Từ dùng để chỉ hay gọi một người, một vật mà mình quên tên: ấy ơi! ra mở cửa. tt chỉ người hay vật vừa nói đến: Ông ấy, quyển sách ấy. tht Từ tỏ sự ngạc nhiên hay là sự phản đối: ấy! Đó là dép của tôi; ấy! Sao lại đánh trẻ con thế? trt Từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh: Vở kịch đó thế nào ấy!. |
ấy | cht. 1. Chỉ cái gì, chỗ nào, lúc nào, người nào: Người ấy chưa về. Kể từ hôm ấy. Mặc ai trên ấy tự tình với ai (Nh.đ.Mai). 2. tt. Chỉ sự so-sánh, thường đi chung với tiếng nào tiếng này: Cây nào sâu ấy. Con người thế ấy thác oan thế này (Ng.Du). 3. cht. Để thay người hay vật thường dùng đầu câu: ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm... ấy mới ầy gan mới tài. (Ng.Du). |
ấy | tht. Tiếng tỏ sự ngạc-nhiên: ấy, hôm nay anh cũng lại chơi à? |
ấy | I. t. Từ đặt sau một danh từ hoặc một đại từ để chỉ người hoặc sự vật vừa mới nói: Quyển sách ấy; Ông ấy. II. ph. Đó: Ấy là tình nặng, ấy là ân sâu (K). III. th. Từ tỏ sự ngạc nhiên hay sự phản đối: Ấy! Sao ông bất nhã thế? IV. tr. Từ đệm ở cuối câu để nhấn mạnh: Vở kịch đó thế nào ấy. V. đ. Từ dùng để chỉ hay gọi một người, một vật mà mình quên tên: Ấy ơi, ra mở cửa. |
ấy | I. Trỏ cái gì, chỗ nào, lúc nào, người nào, hoặc không muốn nói rõ, hoặc ở trên đã nói rồi. Bao giờ cũng đứng sau danh-tự hoặc loại-tự: Đưa cái ấy đây. Đợi lúc ấy sẽ hay. ai biết người ấy thế nào. Mừng thầm chốn ấy chữ bài (K). Mặc ai trên ấy tự-tình với ai (Nh-đ-m). II. Trỏ ý so-sánh, thường có tiếng nào thay tiếng này đi trước: Mùa nào thứ ấy. Tiền nào của ấy. Con người thế ấy thác oan thế này (K). Văn-liệu: Được bữa nào xào bữa ấy. Ngẫm âu người ấy báu này (K). III. Dùng để thay người, vật hay việc gì, bao giờ cũng đứng đàng trước: ấy ai tầm thước trẻ-trung (Ph-tr). ấy mới gan, ấy mới tài (K). |
ấy | Tiếng kêu ngạc-nhiên, bao giờ cũng đứng trước câu: ấy! bác đã về đấy à?. |
Những việc ấy , không ai bắt buộc nàng phải làm , nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được , và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm , vui vẻ. |
Tội gì ngày nào cũng đi gánh cho u vai lên ấy ! Thế rồi bà bắt nàng lấy hai cái thùng sắt tây , hai cái nồi đất và cả chiếc nồi mười để hứng nước. |
Công việc ấy vừa xong , trận mưa đổ xuống. |
Nàng mang chuyện ấy kể cho mấy bạn gái hàng xóm. |
Họ ngặt nghẹo cười , nàng như muốn chữa thẹn : " ấy , bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy ! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá ! ". |
Cái thùng bé tý ấy mà. |
* Từ tham khảo:
- ậy
- ăn mắm mút dòi
- ăn mắm mút tay
- ăn mặn
- ăn mặn khát nước
- ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối