âm |
dt. Lối trả chiến phí khi bại trận trong trò chơi đánh khăng, bằng cách vừa chạy vừa ngậm miệng cho phát ra đằng mũi một tiếng "âm" dài đến hết hơi, như tiếng "u" trong trò chơi đánh trống. |
âm |
Một thứ khí của vũ-trụ, hợp với dương tạo ra yếu-tố sinh-hoá vạn-vật, chủ về đất, ban đêm, tối-tăm, nguội lạnh, giống cái, cõi chết: âm, dương hai ngã. |
âm |
bt. Chuyển giọng, đổi tiếng: Phiên âm, âm ra tiếng Việt... // Tính-cách những gì thuộc tiếng, giọng, chữ, tin-tức. |
âm |
đt. Nhận vô, chèn vô, để vô giữa: âm đầu cột, âm vô một mũi đinh // Làm việc thầm lén, không cho ai hay, không để ai nghe: âm-mưu, âm-thầm. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
âm |
- 1 I d. 1 Một trong hai nguyên lí cơ bản của trời đất (đối lập với dương), từ đó tạo ra muôn vật, theo một quan niệm triết học cổ ở phương Đông. 2 (vch., hoặc chm.). Từ dùng để chỉ một trong hai mặt đối lập nhau (thường coi là mặt tiêu cực; mặt kia là dương), như đêm (đối lập với ngày), mặt trăng (đối lập với mặt trời), nữ (đối lập với nam), chết (đối lập với sống), ngửa (đối lập với sấp), v.v. Cõi âm (thế giới của người chết). Chiều âm của một trục. - II t. (chm.). 1 (Sự kiện) mang tính chất tĩnh, lạnh, hay (sự vật) thuộc về nữ tính hoặc về huyết dịch, theo quan niệm của đông y. 2 Bé hơn số không. -3 là một số . Lạnh đến âm 30 độ. - 2 I d. 1 Cái mà tai có thể nghe được. Thu âm. Máy ghi âm*. 2 Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất. Các âm của tiếng Việt. - II đg. (id.). Vọng, dội. Tiếng trống vào vách núi. - III t. ( thanh) không to lắm, nhưng vang và ngân. Lựu đạn nổ những tiếng âm.
|
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
âm |
I.1. dt. Hiện tượng cơ học thường do các vật chất không khí dao động tạo ra mà con người cảm nhận được bằng tai, sinh vật khác thu nhận bằng những cơ quan đặc biệt: ghi âm. 2. Dao động cơ học lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng và khí; còn gọi là sóng âm. 3. Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nữa: âm hai môi. II. đgt. 1. (Trò chơi của trẻ con) ngậm miệng để âm thanh phát ra thành tiếng kéo dài: Bên bị thua cuộc phải vừa chạy vừa âm một vòng. 2. (âm thanh) vọng, dội tới: Tiếng gọi âm vào vách núi. 3. (âm thanh) không to nhưng vang và ngân dài. |
âm |
I. dt. Một trong hai mặt đối lập của mọi vật tồn tại trong vũ trụ, theo quan niệm của triết học phương Đông; đối lập với dương. II. tt. 1. Bé hơn số không: lạnh đến âm 10 độ. 2. Bé hơn số vốn bỏ ra lúc đầu, thua lỗ: Tháng này âm, chẳng được lãi đồng nào. |
âm |
đgt. 1. Chôn, cất giấu: âm lọ vàng dưới đất o âm chân cột. 2. Chêm, chèn vào: âm một cái que vào giữa. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
âm |
bt. Tiếng, giọng: Bát âm, ngữ âm. // âm trầm. |
âm |
dt. 1. Một thứ khí trong trời đất, đối với dương: Ôi, hai âm mạch của nhân-gian. Một giọng thân yêu một tiếng đàn (T. Hữu). 2. Tin-tức (không dùng một mình), những tiếng khác để thành một danh-từ, như âm-hộ, âm-phủ, âm-mưu v.v... có nghĩa là giống cái, thầm, ngâm, kín, tối, dưới đất, tĩnh, (ad). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị |
âm |
Tiếng ngậm miệng mà kêu. Trẻ con đánh khăng thua, ngậm miệng kêu mà chạy, bao giờ hết hơi không kêu được thì thôi: Có đánh khăng giỏi thì hãy đánh, không có lại phải âm cả ngày. |
âm |
Một thứ khí trong trời đất, đối với dương. Nghĩa rộng là giống cái, là dưới, là kém, là tỉnh, là tối, là hèn, là thầm, là chết, là dưới đất, là phương Bắc, là chỗ không có bóng nắng v.v. |
âm |
I. Tiếng, giọng: Bát âm (bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ti, trúc). Ngũ âm (cung, thương, giốc, chuỷ, vũ): Trò bày bách-hí, dịp hoà bát-âm (Nh-đ-m). Cung thương làu bực ngũ âm (K). II. Tin-tức (không dùng một mình). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- âm âm
- âm âm
- âm ẩm
- âm ấm
- âm ba
- âm bài