ai | bt. Người nào, tiếng hỏi cho biết người chủ-động: Ai đó? Ai làm việc nầy? // Tiếng nói trổng, không chỉ người nào: Ai về ai ở mặc ai. // Nói chung, ai cũng thế: Máu ai thấm thịt nấy. // Nói cách-vách, ám-chỉ một người: Có ai thêm bận vì ai. // Nói phân-bua: Ai dễ, ai đi, ai lại. |
ai | tht. Bi, oán, thương-xót, thương-tiếc, buồn-thảm: Giọng ai, nam-ai... |
ai | - đt. 1. Người nào: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (HCM) 2. Mọi người: Đến phong trần cũng phong trần như ai (K) 3. Người khác: Nỗi lòng kín chẳng ai hay (K) 4. Đại từ không xác định về cả ba ngôi: Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai (K) 5. Không có người nào: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời (tng). |
ai | dt. 1. Người nào đó chưa được biết rõ: Ai đấy? chẳng biết ai đã làm chuyện đó. 2. Người bất kì nào đó: Ai đi cũng được o Ai có thân người ấy lo (tng.) o Tất cả, không trừ một ai. 3. Người nào đó, có thể là chính bản thân mình mà không muốn nói rõ ra: Ai biết đâu đấy o Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai (cd.). |
ai | Tiếng phát ra từ người nào đó khi bị đánh đau: Ai, đừng cấu o Ai đau quá. |
ai | Bụi, bụi bặm: trần ai. |
ai | Buồn thương, đau thương: ai ca o ai điếu o ai hoài o bi ai. |
ai | đt 1. Người nào: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (HCM). 2. Mọi người: Đến phong trần cũng phong trần như ai (K). 3. Người khác: Nỗi lòng kín chẳng ai hay (K). 4. Đại từ không xác định về cả ba ngôi: Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai (K). 5. Không có người nào: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời (tng). |
ai | đt. 1. Tiếng hỏi khi chưa biết rõ người nào: Ai đấy? 2. Nói trống không chỉ rõ người nào: Ai về cầu ngói Thanh-Toàn, cho em về với một đoàn cho vui (C.d). Ai công-hầu, ai khanh-tướng, trong trần-ai, ai dễ biết ai. 3. Nói trống nhưng cố chỉ người và chỉ ta: Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai (Ng. Du). 4. Không có người nào: Ai dư nước mắt khóc người đời xưa (Ch.m.Trinh). Ai giàu ba họ, ai khó ba đời (Th.ng). Dầu ai không mong đợi, dầu ai không lắng nghe (H.m.Tử). |
ai | tt. Thương xót, buồn thương: Hạc ngâm cung oán, ve đờn khúc ai (H.Quang). |
ai | tt. (âm) Chỉ cung âm-giai thấp: Ré ai (Mineur ton, gamme). |
ai | đ. 1. Người nào: Ai đấy? 2. Từ dùng để nói đến một người khác hay để nói đến chính mình mà không muốn nói rõ: Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai (K). |
ai | I. Tiếng hỏi khi chưa biết rõ người nào: Ai nói gì đấy? . II. Nói trống, không chỉ rõ là người nào: Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ (T-ng). Văn-liệu: Ai công-hầu, ai khanh-tướng, trong trần-ai ai dễ biết ai (câu đối cũ). Máu ai thấm thịt người ấy (T-ng). Cờ đến tay ai người ấy phất (T-ng). Ai biết được ma ăn cỗ. Lần-lừa ai biết hãy còn hôm nay (K). Nào ai ở đấy bẩm thay cho tường (Nh-đ-m). III. Nói lỏng muốn chỉ vào người hay vào ta, nhưng không nói rõ: Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai (K). Văn-liệu: - Ai về ai ở mặc ai. Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh. Có ai thêm bận vì ai, Không ai giường rộng chiếu dài dễ xoay. Có ai ta cũng thế này, Không ai cũng như ngày có ai (C-d). IV. Nói phần nhiều người: Của ba loài, người ba đấng, không phải ai cũng như ai (T-ng). Văn-liệu: Hơn nhau cái áo cái quần, Chứ kể bóc trần ai cũng như ai. Ví bằng ai cũng như ai, Người ta ai mất tiền hoài đến đây (K). V. Không có người nào: Ai giàu ba họ ai khó ba đời. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma (T-ng). Văn-liệu: Ai vác dùi đục đi hỏi vợ (T-ng). Ai uốn câu cho vừa miệng cá (T-ng). Ai nắm tay đến tối, ai gối tay đến sáng (T-ng). VI. Biến lệ. Ông Tả-Ao nói kiểu địa-lý có câu dùng tiếng "ai" để gọi thay cái huyệt: Thè-lè lưỡi trai, chẳng ai thì nó, thó-ló đút đó, chẳng nó thì ai. |
ai | Thương xót, thương tiếc: Hạc ngâm cung oán, ve đàn khúc ai (H-n-c). |
Những việc ấy , không ai bắt buộc nàng phải làm , nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được , và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm , vui vẻ. |
Làm lẽ như cô Trác thì đã ai bì kịp. |
Tất cả ba mẹ con , người nào cũng muốn cố công , góp sức , không ai muốn ỷ lại vào người khác để được nhàn rỗi nên cách mưu sống hàng ngày cũng bớt phần khó nhọc và cũng vì thế mà giữa ba mẹ con đã có mối tình thương yêu lẫn nhau rất bền chặt. |
" Bà căn vặn hỏi han mãi , thấy ai cũng khen Trác là người ngoan ngoãn , bà liền tìm cách đi lại chơi bời với bà Thân. |
Sẵn của không cần phải nhờ vả ai nên bà chẳng muốn chơi bời với các bà cùng tuổi trong làng. |
Mà ông phán thì cố nhiên là vẫn hơn , aaichẳng biết. |
* Từ tham khảo:
- ai ai
- ai ăn mặn nấy khát nước
- ai ăn trầu người ấy đỏ môi
- ai ăn trầu thì nấy đỏ môi
- ai bảo
- ai bảo xôi ừ xôi, ai bảo thịt ừ thịt